Tủ Điện Công Nghiệp

Tủ Điện Công Nghiệp

Tủ điện công nghiệp là một trong những thiết bị điện quan trọng, được sản xuất theo công nghệ cao và không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện năng.

Tủ điện công nghiệp là một sản phẩm của ngành chế tạo máy nhằm phục vụ nhiều mục đích trong những ngày sản xuât yêu cầu sự tham gia của các thiết bị điện năng.

Tủ điện công nghiệp thường không được sử dụng tại hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể mà thường xuất hiện trong những nhà máy, công xưởng yêu cầu chuyển tải một lượng điện năng lớn.

Tủ Điện Công Nghiệp

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài sản phẩm tủ điện công nghiệp phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm, khả năng vận hành và một số tiêu chuẩn áp dụng cho các loại tủ điện công nghiệp.Các sản phẩm tủ điện công nghiệp thông dụng hiện nay có thể được kể đến một số loại như:

Tủ Phân Phối Hạ Thế

Tủ điện công nghiệp phân phối hạ thế hiện nay có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng hầu như tất cả đều được thiết kế nhỏ gọn, theo kiểu module, các ứng dụng của tủ được thiết kế đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong các công trình xây dựng.

Tủ phân phối hạ thế buộc phải đáp ứng được các thông số và yêu cầu về cơ và điện. Khung tủ điện công nghiệp thường được thiết kế từ thép tấm, được sơn tĩnh điện ở bên ngoài, độ dày của vỏ tủ điện từ khoảng 2mm-3mm.

Vỏ tủ điện có cấp bảo vệ IP 43 – IP 55, mức điện áp định mức của tủ điện công nghiệp khoảng 0.4kA – 50Hz, dòng tải định mức từ 100A đến 6300A.

Tủ điện Công Nghiệp Trung Thể – Hệ Thống Điện Trung Thể

Các tủ điện trung thể được lắp ráp và sử dụng tại Việt Nam thường được nhập khẩu từ các hãng thiết bị công nghiệp có tên tuổi trên thế giới như ABB, Siemens, Schneider Electric…

Mức điện áp định mức của dòng tủ này vào khoảng 7.2, 12, 24, 36 kV. Ngoài mức điện áp, tủ điện trung thể có hai dòng chính: dòng định mức với các dòng từ 200 đến 2500A, dòng ngắn mạch từ khoảng 20 đến 40kA. Tiêu chuẩn mà các tủ điện công nghiệp trung thể này phải đáp ứng khi sản xuất là IEC 60649, IEC 62271, IEC 60265 – 1, IEC 60255

Tủ Điện Công Nghiệp ATS – Tủ Điện Chuyển Nguồn Tự Động

Như tên gọi tủ điện chuyển nguồn tự động, các tủ điện công nghiệp ATS có khả năng tự động chuyển đổi giữa nguồn chính và nguồn dự phòng (giữa nguồn điện lưới và máy phát). Với tủ ATS này, khi có bất kỳ sự cố về điện xảy ra như mất pha, thấp áp, quá áp…) tủ điện ATS sẽ hoạt động tự động chuyển nguồn qua lại. Thời gian chuyển nguồn nhanh chóng trong tầm 10 giây đến 30 giây.

Tủ điện công nghiệp ATS ngoài khả năng chuyển nguồn tự động, gửi tín hiệu đến máy phát tự động khi mất điện lưới, mất pha và khi có điện lại, tủ ATS còn có khả năng xác minh độ ổn định của nguồn điện (trong khoảng 30 giây) trước khi chuyển phụ tải.

Tủ điện công nghiệp ATS có thể điều chỉnh bằng tay (manual) hay vận hành tự động (automatics), có khả năng tự điều chỉnh thời gian chuyển mạch, hệ thống đèn và các chức năng khác như tự khởi động máy phát điện theo thời gian căn chỉnh sẵn.

 

Tủ Điện Công Nghiệp Điều Khiển Chiếu Sáng

Có khả năng khởi động hệ thống đèn, chế độ tiết kiệm điện năng (saving mode), chế độ tắt ½, 1/3, 2/3 hay toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Với trường hợp quá dòng, tủ điện điều khiển chiếu sáng có khả năng sử dụng các bộ đóng cắt thời gian (timer), ngăn quá dòng bằng các Aptomat hoặc cầu chì trước khi ra đèn.

Được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC – 60439 – 1 thường được dùng cho hệ thống chiếu sáng đường phố, công viên và các khu vực công cộng yêu cầu ánh sáng với cường độ mạnh như văn phòng, siêu thị, cao ốc…

 

Các Loại Tủ Điện Công Nghiệp Khác

Ngoài các kiểu tủ điện công nghiệp được mô tả ở phía trên, trong sản xuất và đời sống còn sử dụng nhiều loại tủ điện công nghiệp khác như:

  1. Tủ điện công nghiệp tụ bù (bù công suất phản kháng)
  2. Tủ điện điều khiển động cơ
Continue reading...
Vỏ Tủ Điện

Vỏ Tủ Điện

Vỏ tủ điện công nghiệp một trong những sản phẩm công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình hiện nay.

Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận của một tủ điện công nghiệp hoàn chỉnh. Một tủ điện công nghiệp thường bao gồm 2 phần chính: phần vỏ tủ và phần các thiết bị điện được thiết kế và lắp đặt bên trong tủ.

Tuy nhiên, quy trình sản xuất vỏ tủ điện và thiết bị điện công nghiệp bên trong có thể tách thành hai công đoạn riêng biệt. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại vỏ tủ điện, quy trình gia công và sản xuất vỏ tủ điện được thực hiện như thế nào nhé.

Vỏ Tủ Điện

Vỏ Tủ Điện Công Nghiệp

Là một trong hai bộ phận cấu thành một tủ điện công nghiệp, vỏ tủ điện có vai trò chủ yếu là bảo vệ thiết bị điện công nghiệp được lắp đặt ở bên trong, tránh bị tác động hoặc ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài môi trường. Do đó, vỏ tủ điện cần được gia công kỹ lưỡng và đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật, tránh tác động của môi trường, dù là đặt trong công trình trong nhà hay các công trình ngoài trời.

Hiện nay các đơn vị, các xưởng nhận gia công cơ khí hoặc gia công cơ khí chính xác theo yêu cầu đều có cung cấp dịch vụ gia công vỏ tủ điện theo yêu cầu. Các loại vỏ tủ điện được đặt gia công theo yêu cầu của Khách hàng có thể là vỏ tủ điện chữa cháy, vỏ tủ điện hạ thế, tủ điện công nghiệp điều khiển chiếu sáng hay tủ điện hạ thế…

 

Yêu Cầu Của Vỏ Tủ Điện Ngoài Trời

Tuy có những vỏ tủ điện được lắp đặt trong nhà, hoặc trong cao ốc, văn phòng những nơi có điều kiện bảo quản tương đối tốt, nhưng phần lớn các loại tủ điện công nghiệp đều đặt ngoài trời, do đó vỏ tủ cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như:

  1. Chất liệu làm vỏ tủ điện phải tốt, chất lượng cao.
  2. Mẫu mã phù hợp với thiết bị điện được lắp đặt bên trong, không quá bắt mắt nhưng cũng không quá xấu.
  3. Điều chỉnh được linh hoạt theo nhu cầu sử dụng.

Nếu có nhu cầu gia công, lắp đặt vỏ tủ điện công nghiệp, bạn có thể yêu cầu đơn vị gia công cơ khí gia công vỏ tủ điện ngoài trời, vỏ tủ điện trong nhà theo ý mình.

 

Quy Trình Sản Xuất Vỏ Tủ Điện

Giống như các hình thức đặt gia công cơ khí khác, khi yêu cầu gia công vỏ tủ điện theo ý của mình, hoặc do mẫu mã mình đưa ra, Khách hàng cần trải qua những quy trình sau:

  1. Nhận đơn đặt hàng từ các cá nhân, hoặc đơn vị nhà thầu điện năng qua điện thoại, email liên hệ hoặc gặp trực tiếp Khách hàng.
  2. Tìm hiểu chính xác yêu cầu của Khách hàng về thiết bị điện năng nào nằm trong vỏ tủ điện.
  3. Giúp Khách hàng tư vấn, lựa chọn được loại vật liệu phù hợp với điều kiện bảo quản tủ điện. Ví dụ như, vỏ tủ điện công nghiệp để ngoài trời tất nhiên sẽ chịu những tác động từ môi trường và thời tiết như nắng, mưa khiến vỏ tủ chất liệu không tốt sẽ bị han gỉ. Giải pháp đưa ra cho các loại vỏ tủ điện này là sơn tĩnh điện bên ngoài, giúp tủ sử dụng được lâu hơn mà vẫn đảm bảo vẻ đẹp, độ bền.
  4. Thực hiện hợp đồng với đầy đủ các cam kết đúng tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật, đúng chất lượng theo như yêu cầu của Khách hàng
  5. Lên quy trình sản xuất vỏ tủ điện, giám sát chặt chẽ từng bước để sản phẩm ra đời chính xác, đáp ứng được tất cả những yêu cầu đã cam kết trong hợp đồng ban đầu.
  6. Kiểm thử sản phẩm và tiến hành thanh toán.
Continue reading...
Băng Tải Công Nghiệp

Băng Tải Công Nghiệp

Băng tải công nghiệp hay hệ thống băng tải chuyền công nghiệp là một thiết bị hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Băng tải công nghiệp, hay hệ thống băng tải chuyền là một trong những thiết bị công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến và lắp ráp linh kiện các loại.

Hệ thống băng tải công nghiệp ra đời là một phát kiến lớn, giúp giải quyết nhiều vấn đề chỉ trong một giải pháp. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hệ thống băng tải chuyền này ở khắp mọi nơi, từ các nhà máy, các khu công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, các mỏ khai khoáng cho đến các công trình xây dựng…

Băng Tải Công Nghiệp

Băng Tải Công Nghiệp Là Gì?

Băng tải công nghiệp là một hệ thống băng chuyền hiện đại, được thiết kế và vận hành nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong các ngành công nghiệp, cũng như góp phần chủ yếu vào việc vận chuyển nguyên liệu, máy móc, linh kiện và rất nhiều vật liệu khối lượng cao mà sức người không thể đáp ứng kịp.

Dễ dàng để nhận thấy, băng tải công nghiệp góp phần rất lớn vào công tác vận hành của các doanh nghiệp sản xuất trong mọi lĩnh vực. Sự hoạt động ổn định của một hệ thống băng tải chuyền công nghiệp khổng lồ giúp làm tăng sức mạnh của doanh nghiệp và duy trì công tác sản xuất luôn vận hành tự động mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào con người.

Vậy một hệ thống băng tải công nghiệp cấu tạo như thế nào, gồm bao nhiêu loại và có ảnh hưởng gì đến công tác sản xuất của các doanh nghiệp?

 

Cấu Tạo Của Một Băng Tải Công Nghiệp

Một băng tải công nghiệp thường bao gồm 3 bộ phận chính, và nhiều các chi tiết nhỏ đi kèm. Đa số, các chi tiết đều được thiết kế hợp lý, và khoa học, tối ưu hóa nhu cầu sử dụng của người dùng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Các bộ phận cấu thành một băng tải công nghiệp gồm:

  1. Khung băng tải: Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất mà khung băng tải được thiết kế từ nhiều loại vật liệu khác nhau. Nhưng nhìn chung, khung băng tải thường làm từ nhôm định hình, các loại thép được phủ sơn tĩnh điện hoặc làm bằng inox.

  2. Dây băng tải: Vật liệu, hoặc vật phẩm được chuyền trên băng tải cũng góp phần quyết định chất liệu làm dây băng tải, nhưng phần lớn dây băng tải là dây băng PVC có độ dày từ 2 – 3mm, hoặc là dây băng PU có độ dày khoảng 1.5 mm.
  3. Bộ điều kiển băng tải: Gồm nhiều chi tiết nhỏ kết hợp với nhau như biến tần, sensor, bộ cảm biến, bộ hẹn giờ (timer), PLC…
  4. Con lăn kéo: thường bằng thép mạ kẽm hoặc nhôm.
  5. Con lăn đỡ: bằng thép mạ kẽm hoặc inox.
  6. Băng tải truyền động dạng xích hoặc dạng đai.
  7. Động cơ giảm tốc: Có công suất rất đa dạng, từ 25W đến 2.2 kW
  8. Một số chi tiết và bộ phận nhỏ khác.

Các Loại Băng Tải Công Nghiệp

Hiện nay có rất nhiều loại băng tải công nghiệp trên thị trường, dưới đây là một số loại băng tải phổ biến thường dùng trong các doanh nghiệp Việt Nam:

  1. Băng tải cong 180 độ.
  2. Băng tải có quạt làm mát
  3. Băng tải con lăn thép bọc nhựa, bọc cao su, băng tải con lăn inox
  4. Băng tải PU xanh, PU trắng, gân PU nghiêng, gân PU
  5. Băng tải sấy hai tầng, băng tải hai tầng, nhiều tầng
  6. Băng tải nhám nghiêng, băng tải thực phẩm nghiêng, băng tải nghiêng
  7. Băng tải PVC
  8. Băng tải nâng hạ, chuyển hàng lên xe, băng tải có bàn thao tác hai bên
  9. Bộ băng tải công nghiệp

Băng tải công nghiệp là giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhờ áp dụng băng tải công nghiệp vào dây chuyền sản xuất mà các doanh nghiệp giải quyết được bài toán làm thế nào để giảm bớt chi phí nhân công mà vẫn đảm bảo chất lượng cho thành phẩm.

Hơn nữa lượng thành phẩm cho ra phải cao nhất, nhanh nhất mà vẫn đảm bảo chính xác, đạt chuẩn yêu cầu cho sản phẩm và vận hành liên tục không ngừng nghỉ.

Continue reading...
Máy Gia Công Cơ Khí

Ngành cơ khí tại Việt Nam hiện nay có những hạn chế nhất định so với các nước trong khu vực và trên thế giới, một phần là do các loại máy gia công cơ khí của chúng ta còn hạn chế, chưa hiện đại và đáp ứng yêu cầu nhanh và hiệu quả so với nước ngoài .

Trong những năm qua, ngành cơ khí nước ta tuy có những bước chuyển mình và cải tiến lớn về mặt kỹ thuật so với trước đây nhưng chưa thực sự mạnh mẽ nếu so với những bước tiến vượt bậc của ngành cơ khí Thế giới.

Tuy hiện có một số doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư quy mô lớn các máy gia công cơ khí và thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo và gia công các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, số này chưa thể nào thay thế được lượng hàng nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, các doanh nghiệp có tiềm năng này vẫn còn vô cùng ít ỏi và gặp rất nhiều trở ngại và đang “loay hoay” tìm ra con đường tồn tại và phát triền cho mình.

Chế Tạo Cơ Khí – Ngành Công Nghiệp Trọng Điểm

Gia công cơ khí hoặc chế tạo cơ khí là một trong những ngành trọng điểm mà chính sách của nước ta luôn ưu tiên phát triển. Mỗi năm, lượng máy gia công cơ khí và các thiết bị cơ khí được nhập vào nước ta khá lớn, chi phí cho lượng máy móc, thiết bị này lên tới hàng tỷ đô la nhưng hiệu suất mang lại từ các dự án cơ khí chưa đủ đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ.

Ngành gia công và chế tạo cơ khí trong nước hiện chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ và mất hầu hết thị phần vào tay các nhà thầu cơ khí nước ngoài. Các doanh nghiệp cơ khí đủ tiêu chuẩn hoạt động và làm việc hiệu quả hiện nay rất ít. Các dự án mà những doanh nghiệp này nhận được còn ít và quy mô cũng không lớn.

Câu trả lời cho bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngành gia công cơ khí tại nước ta không những phụ thuộc vào việc cần cơ cấu lại ngành sản xuất, sự đổi mới về công nghệ và hệ thống máy gia công cơ khí mà còn nằm ở sự liên kết, phối hợp các giải pháp đồng bộ trong chính sách vi mô và vĩ mô của Nhà nước.

Các Loại Máy Gia Công Cơ Khí Sử Dụng Tại Việt Nam

Các loại máy gia công cơ khí được chia thành nhiều nhóm cụ thể tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng và đòi hỏi thiết kế của máy phải đáp ứng được yếu tố kỹ thuật cần thiết là đặc trưng của ngành công nghiệp đó. Các nhóm máy gia công cơ khí được chia như sau:

1/ Máy công cụ CNC gồm có:

  • Máy tiện CNC
  • Máy phay CNC
  • Máy khoan CNC
  • Máy cắt CNC
  • Máy cắt dây CNC
  • Máy mài CNC

2/ Các loại máy gia công cơ bản:

  • Máy tiện
  • Máy phay
  • Máy mài
  • Máy khoan
  • Máy doa
  • Máy cưa

3/ Máy gia công thép tấm gồm có:

  • Máy cắt tôn
  • Máy chấn tôn
  • Máy đột, máy dập
  • Máy lốc, uốn tôn
  • Máy cán tôn

4/ Máy hàn, máy cắt hồ quang:

  • Máy hàn
  • Máy cắt plasma
  • Máy phát hàn

5/ Các loại máy khác như:

  • Dây chuyền kết cấu thép
  • Máy uốn sắt, ông
  • Máy cắt laser
  • Máy khắc laser
  • Máy nén khí
  • Máy phát điện
  • Máy ép nhựa

Danh Sách Các Máy Gia Công Cơ Khí

Danh sách các máy gia công cơ khí đơn giản được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm có các loại sau:

  • Máy tạo bích và kẹp TDC chuyên dùng
  • Máy gia công ống gió đa năng
  • Máy tạo mí ống gió, tạo mí bảo ôn
  • Máy cán kẹp bích TDF (bích rời)
  • Máy cán gân tăng cứng cuốn ống kiểu 3 trục
  • Máy tạo bích TDC-DOUBLE (bích dôi)
  • Máy quay chỉ bảo ôn có động cơ, không động cơ
  • Máy gia công phụ kiện ống tròn 1 đầu trục, 2 đầu trục, 4 đầu trục (trục ngang)
  • Máy ghép co kiểu trục đứng
  • Máy loe miệng ống tròn trục ngang, trục đứng, loe 2 đầu ống
  • Máy cuốn tròn, cuốn ống có động cơ
  • Bàn gấp ống gió có động cơ, không động cơ, gấp thủy lực tự động
  • Máy LOCK 2015
  • Máy gia công cùm (đai) ống tròn
  • Máy tạo ống tròn có gân
  • Máy ép thủy lực
  • Bàn gấp máng xối 4200
  • Máy cắt plasma CNC
  • Máy uốn V kiểu ép trục vít, kiểu ép thủy lực
  • Máy cán thanh ngang và thanh đứng cửa thang cáp, cán nẹp chữ U, cán kẹp treo la phông
  • Máy cán lá fire damper, cán V, cán sóng panel, cán khung nẹp túi lọc bụi, cán thanh ray, cán thanh nẹp gia cường ống gió
  • Máy cán mép, cán mép cửa chống cháy
  • Máy cuốn ống, cuốn tròn và cuốn thép hình, cuốn tròn kết hợp máy quay chỉ bảo ôn
  • Búa hơi ghép mí ống gió
  • Máy tạo mí chu vi kiểu thủy lực
  • Máy cắt tôn thủy lực Ánh Đông
  • Giá đỡ cuộn tôn, cuộn tôn băng
  • Dây chuyền cán và dán màng panel tự động.

Cơ Sở Gia Công CoKhiTPHCM.Com

Đến với cơ sở gia công cokhitphcm.com bạn sẽ được tư vấn chân thật, uy tín và hỗ trợ bạn thiết kế các máy gia công cơ khí của mình chất lượng, hoạt động chính xác, hiệu quả với mức giá phù hợp.

Bạn có thể liên lạc với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giúp đỡ nhanh chóng:

Website: www.cokhitphcm.com

SĐT liên hệ: 09xxxx – Mr. Phát

Hỗ trợ trực tuyến: sale@cokhitphcm.com

Continue reading...
Gia Công Cơ Khí Chính Xác

Gia công cơ khí hay còn gọi là chế tạo cơ khí là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng và cần thiết trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phụ trợ nói riêng và trong ngành cơ khí nói chung.

Khi nói đến ngành cơ khí ta thường nói ngay đến sắt thép và các công việc thực hiện chủ yếu bằng tay và sử dụng người lao động như phay, tiện, mài, hàn…Tuy nhiên hiện nay nhắc đến ngành cơ khí, nhất là gia công cơ khí chính xác là việc ứng dụng các nguyên lý vật lý phục vụ cho công tác thiết kế các thiết bị, phụ kiện, vật liệu trong các lĩnh vực như chế tạo máy, linh kiện ô tô, máy bay…

Gia Công Cơ Khí Là Gì?

Gia công cơ khí thường dựa trên các bản vẽ kỹ thuật, các chương trình thiết kế chuyên dụng để tạo ra các sản phẩm đòi hỏi có độ chính xác cao. Phổ biến và đáp ứng được nhiều yêu cầu gia công cơ khí chính xác hiện nay có thể kể ngay đến các máy CNC, hỗ trợ gia công cơ khí bằng cách sử dụng các tiến trình tự động hóa một cách nhanh chóng, hiệu quả và cực kỳ chính xác.

Các hình thức gia công cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện nay gồm có gia công tiện, gia công phay và xử lý sau gia công.

Gia Công Cơ Khí Chính Xác Trên Máy CNC

CNC là viết tắt của Computer Numerical Control. Đây là thuật ngữ chỉ những loại máy riêng lẻ, hoặc hệ thống máy tiện cơ khí được điều khiển bằng máy tính, sử dụng công nghệ cao và thường được nhập khẩu từ nước ngoài. Các loại máy CNC xuất hiện từ những năm 1940-1950 và được phát triển bởi học viện MIT. Ngày nay, các máy CNC ngày càng trở nên phổ biến và phát huy ưu thế trong lĩnh vực gia công cơ khí CNC, đặc biệt là gia công cơ khí chính xác.

Gia công cơ khí trên các máy CNC có ưu điểm là có thể thi công các loại máy có hình dáng phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao (chỉ khoảng 0,01mm). Hơn nữa, gần như có thể gia công trên hầu hết các loại vật liệu với lực tác động không đáng kể. Các máy phay CNC hiện nay được sử dụng nhiều là máy phay CNC 4 trục hoặc máy tiện CNC 3 trục.

Ngoài ra còn có các loại máy móc CNC khác cũng được sử dụng rất phổ biến có thể kể đến như máy phay cơ, máy tiện cơ, mài phẳng…

Các máy CNC kể trên được sử dụng nhiều nhất trong gia công các loại phụ tùng cơ khí, cung ứng cho các ngành sản xuất như máy may công nghiệp, máy dệt sợi, dệt vải, các loại máy nén khí, thủy lực hoặc các máy công cụ trong công nghiệp chế tạo xe máy, ô tô…

Các Hình Thức Gia Công Cơ Khí Chính Xác

Các hình thức gia công cơ khí chính xác gồm có:

  • Gia công tiện (tiện ngoài, tiện trong, tiện bậc, cắt mặt…): Các sản phẩm được cho chuyển động xoay tròn, gia công bằng các công cụ cắt CNC (máy tiện CNC) tương ứng.
  • Gia công phay (gồm có phay mặt, khoan lỗ, phay rãnh, doa lỗ…): Máy phay chuyển động xoay trục chính và truyền động đến phôi. Thường sử dụng các công cụ cắt như mũi khoan, dao phay, endmill…
  • Xử lý sau gia công: Sau khi sản phẩm đi qua hai công đoạn là phay và tiện nhưng vẫn chưa đạt được độ chính xác theo yêu cầu từ phía nhà sản xuất, các sản phẩm sẽ được xử lý thêm những công đoạn như gia công mài, gia công bắn cát hoặc được đánh bóng để sản phẩm đạt độ nhám, độ nhẵn hoặc độ chính xác đúng yêu cầu.

Các Loại Vật Liệu Gia Công Cơ Khí Chính Xác

Các loại vật liệu có thể nhận gia công cơ khí chính xác gồm có:

  • Thép: SS400, S45C, S50C, S55C, SKD61, SKD11, SCM440, SKS3…
  • Thép không gỉ: SUS304, SUS420, SUS430, SUS440, SUS316….
  • Nhôm: A5052, A6061, A7075…
  • Nhựa: POM, PE…

Cơ Sở Gia Công CoKhiTPHCM.Com

Cơ sở gia công cokhitphcm.com tự hào là một trong những đơn vị nhận gia công cơ khí chính xác uy tín, chất lượng cao và giá cả hợp lý nhất tại Việt Nam. Tại cokhitphcm bạn sẽ được tư vấn chân thật, uy tín và hỗ trợ để yêu cầu của bạn được đáp ứng tốt nhất.

Mời bạn liên lạc với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giúp đỡ nhanh chóng:

Website: www.cokhitphcm.com

SĐT liên hệ: 09xxxx – Mr. Phát

Hỗ trợ trực tuyến: sale@cokhitphcm.com

Continue reading...
 
X