Gia Công CNC Là Gì

Gia Công CNC Là Gì?

Gia công CNC hay gia công cơ khí bằng các máy CNC có thể được coi là một trong những kỹ thuật gia công tiên tiến của ngành cơ khí chế tạo máy hiện đại.

Gia Công CNC

Ngoài các phương pháp gia công truyền thống , lĩnh vực gia công cơ khí ngày nay đã có những bước tiến vượt bậc trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào quá trình gia công cơ khí. Sử dụng phương pháp điều khiển máy móc bằng hệ thống máy tính để tạo hình phức tạp cho các loại vật liệu chính là xu hướng mới trong quá trình gia công những năm gần đây.

Sự phát triển của công nghệ, cụ thể ở đây là điện tử và hệ thống máy tính đã tạo ra vô số lợi thế cho người thiết kế cũng như người chế tạo sản xuất cơ khí. Các ứng dụng công nghệ này cho phép các máy công cụ hiện đại có thể thực hiện đa dạng các thao tác khác nhau, và trong đó, có những thao tác vượt xa khả năng của con người, kể cả những người thợ lành nghề giàu kinh nghiệm nhất.

Gia Công CNC Hay Gia Công Cơ Khí Bằng Các Máy CNC

Gia công cơ khí bằng các phương pháp công nghệ mới, ở đây là các máy CNC đang trở thành xu hướng của ngành cơ khí chế tạo máy, bạn có thể bắt gặp các máy CNC ở bất kỳ đâu, ngay cả ở trong những công xưởng có quy mô nhỏ nhất. Tuy nhiên, công nghệ cao ngày càng chuyển biến và liên tục có sự thay đổi, khoa học ngày càng mở ra nhiều khả năng cho các loại máy công cụ, do đó một người thợ máy hiện đại không những phải biết vận hành trơn tru chúng mà còn phải update thường xuyên những tiến bộ công nghệ để gia tăng ưu thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường.

Các máy công cụ CNC ( CNC là chữ viết tắt của Computerized Numerically Controlled – máy công cụ điều khiển bằng máy tính ) phục vụ cho lĩnh vực gia công CNC có thể thực hiện hoàn hảo tất cả mọi nhiệm vụ mà các máy điều khiển bằng tay truyền thống có thể thực hiện được. Nguyên lý hoạt động của chúng nhìn chung là giống nhau, tuy nhiên các biên dạng mà một máy CNC có thể thực hiện thì đa dạng và chính xác hơn các máy điều khiển bằng tay gấp nhiều lần.

Các máy CNC sẽ điều khiển sự di chuyển của các trục máy, các dụng cụ cắt để gia công cắt gọt các chi tiết theo đúng biên dạng đã được xác định sẵn. Tốc độ cắt và các chức năng khác của máy có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng nhằm tạo ra bất kỳ biên dạng cho phép nào mà người dùng yêu cầu. Một máy CNC sau khi được lập trình sẽ hoạt động liên tục, liên tục và không dừng lại cho đến khi sản phẩm tạo thành hoàn hảo đúng như yêu cầu được ra lệnh. Các máy CNC hoạt động không ngừng, không mệt mỏi cùng với tốc độ siêu nhanh chính là những ưu thế của các máy này.

Ưu Điểm Của Gia Công CNC

Ngoài khả năng hoạt động liên tục không biết mệt mỏi của mình, các máy CNC  còn những ưu điểm gì mà có thể tạo ra những thay đổi cực lớn cho ngành cơ khí chế tạo máy đến mức tất cả các máy điều khiển bằng tay đời cũ bị thay thế gần như hoàn toàn bởi chúng?

Các đặc điểm vượt trội khi gia công bằng cách máy CNC có thể kể ra như:

  1. Các máy CNC có khả năng gia công rất nhiều loại biên dạng khác nhau sau khi được tinh chỉnh một số chi tiết nhỏ trên máy. Các điều chỉnh này lại thực hiện một cách dễ dàng, chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển máy là các máy CNC sẽ gia công các chi tiết phức tạp một cách rất tinh tế.
  2. Các máy CNC tạo ra những sản phẩm (chi tiết máy) có độ chính xác cao, kích thước sản phẩm gần như đúng như yêu cầu, dung sai rất nhỏ mà thời gian thực hiện lại rất nhanh và không có nhiều lưu ý đặc biệt khi sử dụng các máy điều khiển bằng tay truyền thống.
  3. Các máy CNC cần ít đồ gá gia công để giữ các chi tiết máy hơn. Việc này khiến thời gian thực hiện một chi tiết máy cũng được rút gọn do chi tiết được đưa ngay vào máy mà không cần lắp đồ gá, kẹp.
  4. Khi được lập trình, các máy CNC sẽ hoạt động liên tục liên tục, cho ra những sản phẩm giống hệt nhau với đúng một khoảng thời gian như nhau. Độ lặp đi lặp lại quy trình hoạt động này cho phép chúng ta kiểm soát được khoản chi phí bỏ ra cho sản xuất một cách chính xác.

 

Các Loại Máy Dùng Trong Gia Công CNC

Hiện nay, có rất nhiều các loại máy CNC được dùng trong sản xuất và chế tạo máy. Dưới đây chúng tôi xin được liệt kê một số loại máy dùng trong gia công CNC rất phổ biến mà bạn có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi như:

  1. Máy CNC trục chính thẳng đứng
  2. Máy CNC có trục chính nằm ngang
  3. Máy khoan CNC
  4. Máy phay CNC
  5. Máy khoét lỗ CNC
  6. Máy tiện, ren CNC
Continue reading...
Gia Công Phay CNC

Gia Công Phay CNC

Gia công phay CNC là một trong những hình thức gia công tự động trên các máy cơ khí công nghệ cao (hay còn gọi là máy CNC)

Gia Công Phay CNC

Gia công tự động trên các máy công cụ ứng dụng công nghệ cao (hay còn gọi là các máy CNC) ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và sản xuất khác nhau.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các máy CNC ở bất kỳ đâu có yêu cầu về gia công cơ khí, đặc biệt là cơ khí chính xác. Hiện nay, tại hầu hết các công xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy đều không thể thiếu các công cụ CNC phục vụ các hoạt động như phay, tiện, cắt dây…

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công nghệ gia công phay CNC, hay còn gọi là gia công phay trên máy CNC.

Gia Công Phay CNC Là Gì?

Gia công phay CNC là công đoạn mà hầu như tất cả các xưởng cơ khí đều có thực hiện như tất cả các công đoạn khác trong ngành công nghiệp gia công cơ khí chính xác (CNC). Ngoài gia công cơ khí, các xưởng đều có nhận thiết kế chế tạo các loại khuôn mẫu trên nhiều loại vật liệu khác nhau. Ví dụ những vật liệu bằng kim loại như nhôm, đồng, titan…hoặc các vật liệu khác như nhựa, gỗ…

Gia công phay công  nghệ cao được thực hiện trên các máy phay CNC (được lập trình sẵn những thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, hoặc theo các mẫu có sẵn). Máy phay CNC chiếm ưu thế vượt trội so với những thiết bị thủ công cơ bản chính bởi khả năng ứng dụng của nó vào gia công các khuôn mẫu thực tế, các biên dạng có thể gia công được, độ chính xác mà các máy này có thể đạt được là rất lớn.

Gia Công Phay Trên Máy CNC

CNC là chữ viết tắt của Computerized Numerically Controlled, ý chỉ các máy móc được điều khiển bằng máy tính hoặc có thể hiểu là chúng ta sẽ sử dụng máy tính để điều khiển hoạt động của các loại máy khác nhằm mục đích gia công hoặc sản xuất các chi tiết máy (thường bằng kim loại hoặc những vật liệu cứng khác) có hình dạng từ đơn giản đến phức tạp một cách hàng loạt với số lượng rất lớn.

Các máy này thường sử dụng ngôn ngữ lập trình riêng biệt với các kí hiệu theo tiêu chuẩn EIA-274-D, còn được gọi là mã G. Các máy CNC này xuất hiện vào những thập niên 50, 60 của thế kỷ 19 và được phát triển bởi Học viện Công nghệ MIT.

Ngày nay, ta có thể bắt gặp những máy phay CNC này ở tất cả những xưởng nhận gia công cơ khí, từ các xưởng có quy mô nhỏ cho đến các xưởng có quy mô lớn. Máy CNC hầu như có thể gia công được mọi biên dạng từ những biên dạng hình học đơn giản cho đến các biên dạng phức tạp trong thời gian ngắn. Sản phẩm đạt độ chính xác rất cao, lên đến 0.1mm và đặc biệt là vận hành hoàn toàn tự động.

Đặc Điểm Của Sản Phẩm Được Gia Công Phay CNC

Dù máy CNC có nhiều ưu điểm vượt trội so với gia công bằng các máy cơ khí đơn giản vận hành thủ công, tuy nhiên dù có đạt độ chính xác cao như thế nào thì bề mặt chi tiết được gia công bằng máy phay CNC cũng sẽ có vết dao gia công. Do đó, với những sản phẩm đòi hỏi bề mặt phải có độ bóng nhất định, các chi tiết máy này sẽ được làm nguội lại thêm một lần nữa và được đánh bóng lại bề mặt gia công.

Đối với các sản phẩm, chi tiết đòi hỏi phải có độ nhám bề mặt ta không thể tạo ra bằng máy phay CNC được mà thường phải được thực hiện bắn nhám lại một lần nữa bằng máy bắn điện hoặc dùng các phương pháp tạo nhám bề mặt kim loại khác.

Bên cạnh đó, các dao cắt của các máy phay CNC này thường có dạng hình trụ tròn hoặc trong quá trình chuyển động quanh trục chính tạo ra biên dạng tròn. Do đó, các máy CNC chỉ có thể hoạt động với các biên dạng mà các góc phải có bán kính lớn hơn hoặc bằng bán kính dao cắt của máy.

Vì vậy, người nhân công lành nghề cần phải chú ý đến bán kính của dao cắt và bán kính của các góc giao nhau khi sử dụng máy CNC và chọn dao để gia công cơ khí.

CÔNG VIỆC LẬP TRÌNH GIA CÔNG PHAY CNC

Kỹ sư lập trình CNC giỏi cần phải hiểu rõ các công đoạn, làm sao để tạo ra sản phẩm hoàn thiện với chất lượng cao với chi phí thấp nhất. Ngoài ra còn phải đơn giản hóa công việc để người vận hành máy được dễ dàng hơn. Việc lập trình CNC có thể được làm từ xa.

Trước tiên, chúng ta cần phải có file thiết kế (bằng các phần mềm: Autocad, Inventor, 3D…). Kỹ sư lập trình sẽ dựa trên file thiết kế này để lập trình CNC. (File thiết kế này là của bên Khách hàng cung cấp hoặc dựa trên yêu cầu của Khách hàng mà Kỹ sư của chúng tôi sẽ vẽ ra).

Việc lập trình bao gồm các bước sau đây:

  • Xem xét và phân tích bản vẽ.
  • Chọn vật liệu (phôi) cho các chi tiết.
  • Chọn gá kẹp và dụng cụ phay.
  • Chọn chế độ phay.
  • Viết chương trình (lập trình).
  • Kiểm tra lại chương trình bằng cách vận hành thử để cho ra sản phẩm hoàn thiện.
  • Chỉnh sửa lại cho đến khi hoàn chỉnh.
  • Đưa chương trình vào máy, chuyển giao cho người vận hành.

CÁC SẢN PHẨM PHAY CNC, ỨNG DỤNG CỦA PHAY CNC TRONG ĐỜI SỐNG, SẢN XUẤT

  • Sản phẩm của phay CNC trong ngành công nghiệp chế tạo khuôn đúc.

  • Sản phẩm phay CNC trong ngành chế tạo linh kiện.

  • Sản phẩm phay CNC trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

  • Sản phẩm phay CNC trong ngành trang trí nội thất và nhà cửa.

  • Sản phẩm phay CNC trong ngành sản xuất đồ gia dụng.
  • Sản phẩm phay CNC trong ngành điện tử.

  • Sản phẩm phay CNC trong lĩnh vực chế tạo thiết bị y tế.

  • Sản phẩm phay CNC trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

  • Và trong nhiều lĩnh vực khác…

CÁC DỊCH VỤ PHAY CNC THÔNG DỤNG NHẤT

DỊCH VỤ PHAY CNC THEO YÊU CẦU

Bất kì hình dạng nào của sản phẩm: từ đơn giản đến phức tạp. Khi Quý khách có yêu cầu, bên dịch vụ sẽ tiếp nhận yêu cầu và làm rõ yêu cầu đó.

Sau đó cho ra bản vẽ kĩ thuật cho sản phẩm (chi tiết). 2 bên sẽ thống nhất với nhau trên bản vẽ này.

Dựa vào vật liệu, độ phức tạp của sản phẩm (chi tiết) cần gia công mà 2 bên sẽ thống nhất với nhau về giá cả cũng như các chi phí liên quan.

Tiếp đến là sẽ tiến hành lập trình và chạy máy CNC để cho ra sản phẩm theo đúng yêu cầu và bản vẽ.

2 bên tiến hành nghiệm thu kết quả dựa trên yêu cầu và chất lượng của sản phẩm đầu ra.

Tiến hành gia công số lượng theo đơn đặt hàng. Lấy sản phẩm trên làm mẫu đối chiếu và làm tiêu chuẩn.

GIA CÔNG PHAY CNC

Nhận gia công theo đơn đặt hàng của Quý khách. Gia công phay tính theo số lượng của đơn hàng:

  • 1 đơn đặt hàng có thể gồm nhiều chi tiết khác nhau.
  • 1 chi tiết gia công với số lượng càng nhiều, giá sẽ càng rẻ.

Sẽ có những trường hợp gia công phay theo đơn đặt hàng như sau:

  • Gia công theo file lập trình có sẵn do Khách hàng cung cấp.
  • Gia công dựa trên bản vẽ kĩ thuật do Khách hàng cung cấp (chưa có file lập trình).
  • Gia công theo yêu cầu (chưa có bản vẽ).
  • Gia công theo chi tiết mẫu.

PHAY CNC NHÔM

Phay CNC nhôm là 1 phương pháp gia công CNC, nhìn chung thì giống như phay CNC thông thường nhưng có đôi chút khác biệt do: đặc tính của nhôm là loại vật liệu mềm, nên đòi hỏi phải gia công với độ chính xác cao.

Do đặc tính đó nên đòi hỏi người lập trình cũng như người thực hiện phải có kinh nghiệm về gia công phay CNC trên vật liệu nhôm như: chọn dao phay sao cho phù hợp, và những kỹ thuật cũng như kinh nghiệm phay CNC trên nhôm. Vì nếu độ chính xác không cao thì sản phẩm nhôm cho ra sẽ không đẹp.

Và trong lĩnh vực phay CNC nói chung, thì phay CNC nhôm hiện nay là có nhu cầu nhiều nhất. Chính vì những điều này nên các nhà sản xuất máy phay CNC tạo ra các dòng máy chuyên dùng cho việc phay CNC nhôm.

DỊCH VỤ PHAY CNC CỦA CƠ KHÍ TPHCM CHÚNG TÔI

  • Đội ngũ Kỹ sư cơ khí chuyên nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm. Phục vụ Quý khách hàng từ A-Z (các khâu: “tiếp nhận yêu cầu”, “vẽ bản thiết kế”, “lập trình CNC”, “vận hành chạy máy CNC”, “nghiệm thu và bàn giao”).
  • Đội ngũ thợ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm trong vận hành.
  • Cơ sở vật chất tốt, đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm: nhà xưởng lớn, đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại.
  • Giá rẻ.
  • Phục vụ tận tâm.

Nếu quý khách có nhu cầu, xin liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn!

Continue reading...
Máy Phay CNC Là Gì

Máy Phay CNC Là Gì

Máy phay CNC là một trong những công cụ hỗ trợ quá trình gia công cơ khí khá đắc lực. Khả năng công nghệ của máy giúp năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên gấp nhiều lần.

Máy Phay CNC

Máy phay CNC là một thiết bị gia công cơ khí thông dụng và dễ dàng bắt gặp ở gần như mọi công xưởng, từ những công xưởng có quy mô nhỏ và vừa cho đến các công xưởng sản xuất với công suất và sản lượng lớn.

Hôm nay, chúng ta không đi sâu vào cấu tạo, đặc điểm và các thông số kỹ thuật của máy phay CNC mà sé tập trung tìm hiểu những ưu điểm, khuyết điểm của máy phay CNC và những loại máy phay CNC thông dụng hiện nay nhé.

 

Khả Năng Hoạt Động Của Các Máy Phay CNC

Máy phay CNC có khả năng thực hiện cắt gọt rất nhiều kiểu chi tiết máy khác nhau. Các lệnh thông qua ngôn ngữ lập trình được mã hóa để máy hiểu và điều khiển hoạt động của chúng.

Dao cắt của máy có khả năng di chuyển theo nhiều đường: thẳng, ngang, dọc, biên dạng tròn và di chuyển lên – xuống được ngay cả trong không gian 3D. Các máy nhiều trục có biên dạng gia công rất đa dạng, chúng thực hiện được cả những chi tiết máy dạng undercut.

Chức năng chủ yếu của các máy phay CNC là phay, khoan, taro, doa….với độ tỉ mỉ và chính xác lên đến 0.01mm. Ngoài ra, các máy phay CNC còn được dùng để đo khoảng cách với độ chính xác cao.

Các máy phay CNC còn có thể linh hoạt thay đổi dao một cách tự động, giúp quá trình gia công các chi tiết có hình dáng khác nhau có thể hoạt động liên tục, đảm bảo chính xác mà thời gian lại ngắn hơn rất nhiều so với các máy phay cơ.

 

Khuyết Điểm Của Máy Phay CNC

Máy phay CNC có khả năng thực hiện cắt gọt rất nhiều chi tiết, tuy nhiên, trên bề mặt chi tiết thường để lại dấu dao cắt. Do đó, đối với những sản phẩm yêu cầu độ bóng, các chi tiết phải được làm nguội lại và tiến hành đánh bóng thêm một lần nữa. Ngoài ra, các chi tiết yêu cầu phải có độ nhám, ta tiến hành bắn nhám lại bề mặt chi tiết bằng máy bắn điện hoặc dùng các máy móc khác để tạo ra bề mặt mà sản phẩm yêu cầu.

Máy khó có thể gia công được các vật liệu, hợp kim đặc biệt với độ cứng quá cao (ví dụ như HRC 61 trở lên). Khi gia công vật liệu quá cứng, dao dễ gãy, mẻ….

Dao phay có biên dạng tròn do đó khi gia công các sản phẩm không cho phép có cung R ở góc ta phải thực hiện thêm các phương pháp khác như cắt dây, bắn điện…Độ chính xác của máy không cao khi gia công các linh kiệm có dung sai nhỏ từ 0.002 trở xuống.

Đối với những chi tiết mảnh, khi gia công cần phải gá kẹp cẩn thận để tránh bị biến dạng sản phẩm do lực tác động giữa dao cắt và bề mặt chi tiết khi gia công là rất lớn. Đối với những chi tiết có dạng những hốc sâu, nên chia linh kiện thành nhiều tầng trước khi tiến hành gia công bằng máy phay CNC.

 

Các Loại Máy Phay CNC

Hiện nay có nhiều kiểu mẫu của máy phay CNC được sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia các dòng máy CNC này ra làm 2 loại chính: đó là máy phay CNC đứng và máy phay CNC ngang. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại máy phay CNC này nhé.

  1. Máy phay CNC đứng: Cấu tạo với trục chính nằm vuông góc với bàn máy, các máy phay đứng hiện nay là máy phay CNC 3 trục, 4 trục, 5 trục… Cấu tạo càng nhiều trục, biên dạng chi tiết máy có thể gia công được càng phức tạp và giá thành các máy này càng cao. Ưu điểm của các máy phay này có thể kể đến như thời gian gia công ngắn, tốc độ nhanh, độ chính xác cao và giảm được thời gian gá đặt. Loại máy phay CNC thông dụng nhất hiện nay trong sản xuất là máy phay 3 trục
  2. Máy phay CNC ngang: Cấu tạo với trục chính nằm song song với bàn máy. Các máy này hoạt động kết hợp với bàn kẹp có thể xoay được và có nhiều mâm kẹp trên máy. Máy phay CNC ngang có thể hoạt động liên túc mà không cần dừng lại để gá đặt chi tiết. Máy phay CNC ngang ít thông dụng hơi so với máy CNC trục đứng, tuy nhiên chúng tỏ ra rất hiệu quả khi sử dụng trong các nhà máy chuyên thiết kế khuôn, chuyên gia công lốc máy, hay gia công hộp số, hộp động cơ.
Continue reading...
Đồ Gá Gia Công Cơ Khí

Đồ Gá Gia Công Cơ Khí

Đồ gá gia công cơ khí là một trong những trang thiết bị công nghệ quan trọng cần dùng trong ngành công nghiệp gia công cơ khí, đặc biệt là gia công cơ khí chính xác.

Đồ gá gia công cơ khí là một trong những trang thiết bị cần thiết trong ngành công nghiệp chế tạo máy. Chức năng chủ yếu của các loại đồ gá gia công cơ khí chính là xác định vị trí chính xác của các chi tiết cần gia công khi đưa vào máy gia công cắt, thường là các máy CNC.

Đồ Gá Gia Công Cơ Khí

Không những xác định vị trí, các loại đồ gá còn cố định, và giữ vững chi tiết máy trong suốt quá trình gia công chi tiết, giúp sản phẩm đạt độ chính xác cao theo yêu cầu của Khách hàng. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các loại đồ gá gia công cơ khí, chức năng và các thành phần của các loại đồ gá.

Đồ Gá Gia Công Cơ Khí Chính Xác

Như đã chia sẻ ở phía trên, đồ gá gia công cơ khí là một trong những thiết bị phụ trợ không thể thiếu trong ngành gia công cơ khí. Khi gia công các chi tiết máy móc, đặc biệt là các chi tiết bằng vật liệu cứng như nhôm, thép, đồng, titan… lực tác dụng để cắt chi tiết máy là rất lớn, do đó, đồ gá gia công vừa định vị chính xác vị trí của phôi so với máy cắt, vừa giữ chặt phôi ở đúng vị trí chịu lực trong quá trình gia công.

Các loại đồ gá gia công cơ khí hỗ trợ một cách hiệu quả quá trình ứng dụng công nghệ, nâng cao mức độ cơ khí hóa và tự động hóa của ngành gia công cơ khí, giảm thiểu nhân lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Các thiết bị là công cụ để cắt gọt các chi tiết như máy phay CNC, máy cắt CNC…đều phải trải qua công đoạn gá lắp các chi tiết. Do đó, đồ gá gia công cơ khí quan trọng dùng trong tất cả các quá trình gia công, đặc biệt là trên máy cắt kim loại. Yêu cầu cơ bản của các loại đồ gá là phải đạt tiêu chuẩn về khả năng định vị và lực giữ chi tiết đúng yêu cầu

Chức Năng Của Đồ Gá Gia Công Cơ Khí

Chức năng của các loại đồ gá gia công cơ khí bao gồm:

  1. Xác đình vị trí chính xác của bề mặt chi tiết cần gia công. Nhờ có các đồ gá này mà chi tiết được đặt chính xác giữa bề mặt chi tiết cần gia công với máy và dao cắt. Ưu điểm của đồ gá gia công là đạt độ chính xác cao, hoạt động ổn định, hiệu suất cao, thời gian định vị nhanh chóng.
  2. Cải thiện năng suất lao động, rút ngắn thời gian thực hiện và cùng một lúc có thể tiến hành gá đặt nhiều chi tiết khác nhau. Đặc biệt, các loại đồ gá gia công cơ khí hoạt động tự động (automatic) còn có thể giảm thiểu thời gian xuống nhiều hơn nữa, năng suất lao động do đó cũng được nâng lên gấp nhiều lần.
  3. Phạm vi sử dụng của các máy công cụ khác được mở rộng ra nhiều lần. Nếu không có các loại đồ gá này, các máy công cụ sẽ bị hạn chế khả năng sử dụng (không thể gia công được các chi tiết có hình dạng phức tạp). Sự góp mặt của đồ gá gia công giúp các máy này gia công được ngay cả trên những bề mặt cứng, 2D và 3D.
  4. Không yêu cầu phải là công nhân có tay nghề cao mới vận hành được. Cách thức hoạt động đơn giản và giảm hao phí nhân lực.

xe máy, ô tô…

Các Loại Đồ Gá Gia Công Cơ Khí

Hiện nay có khá nhiều loại đồ gá gia công cơ khí khác nhau. Nhưng nhìn chúng, căn cứ vào chức năng của chúng mà ta có thể phân loại các đồ gá gia công cơ khí vào những nhóm như:

  1. Đồ gá gia công vạn năng: Là cac loại đồ gá đạt tiêu chuẩn, có thể gia công được rất nhiều các chi tiết khác nhau mà không cần phải tùy chính lại quá nhiều. Loại đồ gá này là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  2. Đồ gá vạn năng chuyên dụng: Đây là loại đồ ga custom (tức là được thiết kế riêng cho một loại nguyên công nhất định) chúng không thể được sử dụng rộng rãi đề gia công nhiều các chi tiết khác nhau. Loại này được sử dụng trong những ngành công nghiệp chuyên môn hóa cao, sản xuất chi tiết với số lượng cực kỳ lớn và là dạng hang khối.
  3. Đồ gá vạn năng lắp ghép: Đặc điểm của loại đồ gá gia công cơ khí này được thể hiện ngay chính trong cái tên của chúng. Loại đồ gá này sau khi sử dụng có thể dễ dàng tháo ra, lắp ghép lại cho những lần gia công sau, hoặc cho những chi tiết gia công có hình dạng khác. Tuy giá thành các loại đồ gá này cao, độ giữ vững chi tiết cũng khá thấp nhưng chúng giúp làm giảm chu kỳ thiết kế và chế tạo đồ gá, giảm thời gian sản xuất và giảm vật liệu gia công. Đồ gá vạn năng lắp ghép thường dùng trong sản xuất nhỏ lẻ, chuyên một vài loại chi tiết nhất định.
  4. Đồ gá điều chỉnh và gia công nhóm: Loại đồ gá này được sử dụng cho một nhóm các chi tiết nhất định, có hình dáng, kích thước và đặc tính tương đối giống nhau. Ta chỉ cần điều chỉnh một số chi tiết khác biệt nhỏ trong kêt cấu là sử dụng ngay được. Loại đồ gá này cho hiệu quả như nhau trong sản xuất nhỏ và vừa.
Continue reading...
Băng Tải PVC

Băng Tải PVC

Băng tải PVC là một ứng dụng của vật liệu PVC được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài làm băng tải, PVC còn nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp như Dùng làm ống dẫn nước, vỏ bọc kim loại, dây và các loại cáp điện.

Trước khi tìm hiểu chức năng của băng tải PVC và các loại băng tải PVC hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về chất liệu PVC. PVC là tên viết tắt của Poly Vinyl Clorua. Đây là tên một loại nhựa dẻo, có thể chịu được nhiệt độ và có tính đàn hồi cao.

Băng Tải PVC

PVC hiện nay được chia thành 2 loại chính: nhựa PVC mềm và PVC cứng. Nếu PVC cứng được ứng dụng vào các ngành công nghiệp sản xuất ống nước, các thiết bị thông gió, thông hơi và vỏ bọc kim loại trong những môi trường có độ ăn mòn cao thì nhựa PVC mềm được dùng để chế tạo màng bọc, dây dẫn và các sợi cáp điện.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một ứng dụng của PVC mềm vào ngành công nghiệp cơ khí, đó là băng tải PVC.

Băng Tải Công Nghiệp – Băng Tải PVC

Băng tải công nghiệp thường là một hệ thống băng chuyền hoạt động nhằm mục đích vận chuyển các loại nguyên liệu, máy móc, linh kiện từ vị trí này đến vị trí khác. Đây là một ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mục đích thay thế những công việc con người không thể đáp ứng kịp bằng các loại máy móc tân tiến hơn, nhằm gia tăng năng suất và tạo lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Một băng tải hoàn chỉnh được cấu thành từ nhiều bộ phận và chi tiết khác nhau. Nhưng tựu chung, gồm có 3 bộ phận chính yếu: khung băng tải, dây băng tải và bộ điều khiển băng tải. Băng tải PVC là một loại băng tải phổ biến và được sử dụng trong nhiều ngành. Cái tên băng tải PVC ý chỉ chất liệu làm dây băng tải là nhựa PVC. Ngoài PVC, còn có một vật liệu làm dây băng tải cũng khá phổ biến là dây PU.

Đặc Điểm Của Băng Tải PVC

Băng tải PVC có nhiều kết cấu khác nhau, dùng cho nhiều mục đích khác nhau như băng tải nghiêng, băng tải cong, băng tải ngang, băng tải cấp liệu, băng liệu indate…, nhưng nhìn chúng chúng có một số đặc điểm giống nhau như:

  1. Dây băng tải PVC thường có các màu như trắng, đen, xanh.
  2. Độ dày của băng tải từ 2mm đến 6mm.
  3. Một dây băng tải PVC thường có từ 2 đến 4 lớp gộp lại.
  4. Băng tải có dây PVC được dùng trong các dây chuyền lắp ráp để chuyển tải các linh kiện điện tử, thùng các- tông, bưu kiện, sản phẩm dạng bột, viên, hộp, bao…trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, ngành công nghiệp in ấn…

Ưu điểm của băng tải PVC có thể kể đến như:

  1. Độ bền cao, tuổi thọ dài, không rách, không bong tróc và không bị giãn.
  2. Có khả năng chống thấm nước, chịu được nhiệt độ từ -10 độ C đến 110 độ C.
  3. Có khả năng chống ẩm, mốc, chống bị axit hóa, tác động bởi khí, dầu, ánh nắng Mặt Trời..

Ứng Dụng Của Băng Tải

Băng tải PVC gồm nhiều loại được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Băng tải PVC được ưu chuộng một phần vì giá thành của băng tải PVC tương đối rẻ hơn so với các loại băng tải khá. Kết cấu băng tải khá gọn, nhẹ, cách thức sử dụng đơn giản. Băng tải PVC giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển sản xuất, đảm bảo cho công tác sản xuất được liên tục.

Băng tải PVC được sử dụng trong rất nhiều ngành sản xuất công nghiệp như giày dép, thực phẩm, dược phẩm, linh kiện điện tử… Tùy vào mục đích sử dụng mà các băng tải được lắp ráp thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng chuyên biệt. Sự khác biệt đó chủ yếu để giúp cho sản phẩm an toàn khi di chuyển trên băng tải đồng thời tiết kiệm nhân công và thời gian sản xuất trên từng sản phẩm.

Các Loại Băng Tải KhácThường Gặp

Ngoài băng tải PVC, ta còn thường gặp nhiều loại băng tải khác có thể kể đến như:

  1. Băng tải con lăn
  2. Băng tải cao su
  3. Băng tải xích
  4. Băng chuyền tải
  5. Bộ băng tải công nghiệp
  6. Băng tải sấy
  7. Băng tải PU
Continue reading...
Gia Công Khuôn Mẫu

Gia Công Khuôn Mẫu

Gia công khuôn mẫu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo sản phẩm.

Gia công khuôn mẫu là công đoạn không thể thiếu nhằm tạo ra lớp khuôn bên ngoài, giúp việc sản xuất sản phẩm diễn ra nhanh chóng, số lượng sản phẩm tạo ra nhiều và có kích thước, hình dạng đồng nhất.

Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại khuôn mẫu sản phẩm khác nhau, từ khuôn gia công các chi tiết bằng inox, đồng, nhôm, titan cho đến các chi tiết bằng nhựa POM, PU, PE cho đến các sản phẩm bằng gỗ.

Gia Công Khuôn Mẫu

Công Nghệ Gia Công Khuôn Mẫu

Gia công khuôn mẫu là việc thiết kế, sản xuất và gia công ra các loại khuôn mẫu phục vụ cho hoạt động sản xuất và chế tác thiết bị của doanh nghiệp.

Các loại khuôn mẫu hiện nay chủ yếu là khuôn mẫu dùng trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo cơ khí chính xác như

  1. Các khuôn mẫu đúc áp lực: bằng đồng, nhôm, gang, Antimon, khuôn đột dập, khuôn vuốt, khuôn kéo rút dây sắt, khuôn bọc dây cáp điện, viễn thông…
  2. Các máy gia công CNC, máy cắt dây CNC, máy xung, máy tiện, máy doa, máy chấn

Ngoài ra còn có các loại khuôn mẫu dùng trong ngành nhựa công nghiệp và nhựa dân dụng từ nhiều chất liệu như composite, silicon. Các khuôn mẫu này gồm:

  1.  Khuôn nhựa công nghiệp: Khuôn sản xuất ổ cắm, phích cắm điện, nắp bình ắc quy, khuôn sản xuất cánh quạt, khay sơn, hộp điện, vỏ máy Ozone, vỏ máy massage…
  2. Khuôn nhựa gia dụng: Khuôn nắp chai, khuôn rổ nhựa, khuôn muỗng nhựa, khuôn các chi tiết nhựa các loại…

Quy Trình Gia Công Khuôn Mẫu

Khi khách hàng có nhu cầu gia công khuôn mẫu các chi tiết, bắt buộc phải trải qua các công đoạn nhất định. Hầu như các quy trình gia công khuôn mẫu hiện nay đều được thực hiện khép kín, từ giai đoạn thiết kế khuôn mẫu cho đến khi sản phẩm hoàn thiện ra đời.

Trong đó, có nhiều công đoạn có ứng dụng công nghệ cao (phần cứng) và phần mềm để nâng cao hiệu quả trong công tác thiết kế, giúp sản phẩm cho ra hoàn chỉnh, tỉ mỉ và đáp ứng chính xác nhất nhu cầu của khách hàng.

Các máy móc thực hiện gia công khuôn mẫu hiện nay thường là các máy CNC nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến kết hợp với trình độ tay nghề của người nhân công. Một quy trình gia công khuôn mẫu đơn giản thường gồm các bước sau:

  1. Tiếp nhận cụ thể yêu cầu của Khách hàng.
  2. Tư vấn vật liệu, kích thước và kết cấu khuôn đáp ứng nhu cầu khách hàng cần.
  3. Lập bảng thiết kế sản phẩm dựa trên những yêu cầu của khách.
  4. Xem xét ký kết hợp đồng với những điều khoản rõ ràng, quy ước chính xác về đặc điểm của sản phẩm.
  5. Tiến hành thiết kế, thực hiện khuôn ép, đùn, thổi theo bản thiết kế quy ước (hoặc theo mẫu khách hàng cung cấp).
  6. Kiểm thử sản phẩm, chỉnh sửa những chi tiết nhỏ để hoàn thiện khuôn cho ra sản phẩm với hình dáng và kích thước chính xác theo quy ước.
  7. Tiến hành giao hàng và nhận thanh toán.

Các Dịch Vụ Gia Công Khuôn Mẫu

Công nghệ gia công khuôn mẫu hiện nay ngày càng phát triển và đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong lĩnh vực gia công thiết bị hoặc các chi tiết máy. Hiện nay, ngành công nghiệp gia công cơ khí cung ứng cho Khách hàng nhiều loại dịch vụ gia công khuôn mẫu khác nhau như:

  1. Gia công khuôn mẫu các chi tiết phức tạp, đòi hỏi độ bóng và độ chính xác cao như gia công thân khuôn và lõi khuôn đúc, khuôn ép nhựa.
  2. Gia công hoàn chỉnh khuôn mẫu trên trung tâm đứng 3 trục.
  3. Gia công các chi tiết có kích cỡ lớn, hình dáng phức tạp trên trung tâm gia công 5 trục gồm gia công thân khuôn mẫu lớn, gia công các chi tiết có hình dạng cánh quạt, gia công các chi tiết dạng trục xoắn, trục cán, trục in, gia công các chi tiết thân máy, chi tiết vỏ động cơ.
  4. Đo đạc, kiểm tra các sản phẩm sau công đoạn phay như đo đường kính, khoảng cách giữa các chi tiết, tọa độ điểm, độ tròn, độ côn…

Ưu điểm của Gia công Khuôn mẫu CNC (Gia công Khuôn mẫu Chính xác)

Khác với gia công khuôn mẫu thông thường, việc gia công khuôn mẫu CNC được thực hiện trên máy CNC. Gia công khuôn mẫu bằng máy CNC cho ra sản phẩm có độ chính xác cao hơn, vì vậy nên còn được gọi là “gia công khuôn mẫu chính xác”.

Bên cạnh đó, phải nói đến ưu điểm tuyệt vời đó là tính “tự động hóa”. Máy CNC sẽ tự động chạy và làm ra sản phẩm khuôn mẫu theo yêu cầu, mà không cần nhiều đến nhân lực, cũng như sự can thiệp của con người. Chỉ cần cài đặt file lập trình tương ứng vào máy.

CNC được coi là phương pháp gia công khuôn mẫu tốt nhất hiện nay.

phần mềm ứng dụng trong gia công khuôn mẫu CNC

2 Phần mềm chuyên dùng để Chế tạo khuôn và Gia công khuôn trong CNC

CAD (phần mềm Thiết kế Khuôn)

Phần mềm trên máy tính này giúp chúng ta vẽ Thiết kế Hình dạng của khuôn mẫu, canh các số đo sao cho chuẩn, thể hiện các mặt cắt, chi tiết khuôn… Hình dáng khuôn mẫu có thể được thể hiện dưới dạng 2D hoặc 3D.

CAM (phần mềm Gia công Khuôn)

CAM có chức năng tối ưu lại các thông số kĩ thuật, phân tích, tính toán từ bản thiết kế của CAD để chuyển sang định dạng dùng để chạy máy CNC. Và CAM có chức năng điều khiển các hoạt động của máy CNC.

Công nghệ CAM mang tính tự động hóa cao và cho ra sai số ở mức thấp nhất.

Các loại Khuôn mẫu Phổ biến và Thông dụng

Khuôn đúc Áp lực

gia công khuôn đúc

Khuôn đúc thường được làm bằng kim loại, dày để chịu được áp lực lớn.

Phương pháp đúc áp lực: rót chất lỏng vào khuôn, nén để tạo ra áp lực cao.

Phương pháp này thường được dùng để chế tạo ra những chi tiết có độ phức tạp cao, cần độ chính xác cao, độ bền cao hoặc cá chi tiết mỏng. (VD: các bộ phận trong động cơ, đúc kèn đồng…).

Khuôn Dập định hình

Vật liệu ở dạng rắn, dạng tấm mỏng, khi được dập vào khuôn sẽ tạo ra hình dạng theo yêu cầu (gọi là “định hình”).

Ưu điểm của phương pháp dập định hình này là giá thành rẻ, nhanh (vì không cần chờ để làm nguội), ít tốn nhân lực để tạo ra 1 sản phẩm, phù hợp cho việc gia công và sản xuất hàng loạt.

gia công khuôn dập

Ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo vỏ ô tô, vỏ máy bay…

Ứng dụng trong ngành sản xuất đồ gia dụng: chảo, thau, xoong nồi, ca đựng nước, khay…

Khuôn Rèn dập

1 dạng dập định hình giống như trên, nhưng khác ở chỗ là kết hợp với phương pháp dùng vật liệu được nung nóng cho đến mềm (nhưng chưa chảy thành chất lỏng). Khối kim loại được nung nóng cho đến khi mềm và cho vào khuôn dập.

Phương pháp này sẽ dập được những chi tiết, sản phẩm có độ dày cao hơn so với phương pháp dập nguội.

Khuôn ép nhựa

Do đặc tính của nhựa khác với kim loại, cho nên cách ép khuôn cũng có chút khác nhau. Vật liệu nhựa được nung nóng rồi cho vào khuôn để ép.

Ép nhựa rất thông dụng, dùng để sản xuất ra các vật dụng hàng ngày mà chúng ta thường hay sử dụng như: ghế nhựa, thau nhựa, ly nhựa, chai nhựa… Trong sản xuất xe máy, xe đạp: mặt nạ xe, vỏ xe, tấm chắn bùn… Và trong sản xuất đồ gia dụng: vỏ quạt máy, vỏ điều hòa…

gia công khuôn ép

Khuôn ép nhựa Đùn

Phương pháp ép nhựa đùn này thường được ứng dụng để ép ra các sản phẩm dạng ống (VD: ống nước).

Máy đùn liên tục đưa nguyên vật liệu vào khuôn. Khuôn có 1 đầu ra để tạo hình ống.

Khuôn ép Cao su

Phương pháp ép nhựa đùn Đặc tính của vật liệu cao su cũng khác với nhựa và kim loại. Cho nên, phương pháp ép khuôn cao su cũng có chút khác biệt.

Vật liệu ép (cao su) được làm mềm chảy trong khoang nung. Và được bơm đẩy vào khuôn đúc bằng áp lực.

Đây là 1 dạng khuôn đúc áp lực.

Khuôn Thổi

Ở phương pháp này, có sự tham gia của không khí. Không khí được bơm thổi vào để làm biến dạng và định hình vật liệu trong khuôn. Cho đến khi đạt được hình dáng sản phẩm theo yêu cầu.

Được ứng dụng phổ biến trong sản xuất chai lọ. (VD: những vỏ chai nước khoáng mà chúng ta hay dùng).

gia công khuôn thổi

Khuôn Hút định hình trong môi trường Chân không

Dùng kỹ thuật hút chân không để tạo hình, áp dụng được cho cả 2 loại: khuôn lõm và khuôn lồi.

Vật liệu sau khi được nung nóng, áp sát vào khuôn. Máy hút chân không hút vào để tạo hình sản phẩm.

Phương pháp này được dùng trong sản xuất các loại bao bì, hộp nhựa, hộp xốp…

Continue reading...
Bơm Thủy Lực

Bơm Thủy Lực

Bơm thủy lực là một trong những thiết bị công nghiệp quan trọng, là một phần không thể thiếu của một dây chuyền gồm các thiết bị trong các ngành sản xuất, chế tạo và gia công cơ khí.

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dang bắt gặp bơm thủy lực và các sản phẩm ứng dụng bơm thủy lực trong nhiều thiết bị, máy móc đặc biệt là những thiết dùng trong sản xuất, chế tạo và gia công cơ khí.

Nguyên lý vận hành của bơm thủy lực là chuyển đổi cơ năng thành các dạng năng lượng khác như năng lượng thủy động (thủy lực) hay thủy tĩnh áp lực (áp năng).

Bơm Thủy Lực

Bơm Thủy Lực Là Gì?

Bơm thủy lực là một thiết bị sử dụng chuyển động quay của động cơ, hoặc motor nhằm hút chất lỏng từ bồn chứa (A) luân chuyển trong mạch thủy lực (ống dẫn) đến nơi chứa (B) và ngược lại trong điều kiện áp suất cao.

Các loại bơm thủy lực thường gặp là bơm thủy lực bánh răng (gear pump), bơm thủy lực cánh quạt (vane pump) và bơm piston. Bơm piston có giá thành cao nhất trong các loại nhưng chúng có độ bền cao, luân chuyển được lưu lượng chất lỏng cực lớn, hoạt động hiệu quả và cho năng suất cao hơn hẳn bơm cánh quạt hay bơm bánh răng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu bơm thủy lực dùng piston và sẽ nghiên cứu các loại bơm thủy lực trên vào những bài viết sau nhé.

Nguyên Lý Hoạt Động Một Piston (Pít – Tông) Bơm Thủy Lực Cơ Bản

Bơm thủy lực piston hoạt động dựa trên nguyên tắc thay đổi thể tích chất lỏng trong xi lanh thông qua hai quá trình: quá trình hút và quá trình đẩy chất lỏng trong xi lanh. Sự thay đổi thể tích chất lỏng (hút – đẩy) này được thực hiện bằng các piston (pít – tông) chuyển động tịnh tiến trong xi lanh.

Các bơm thủy lực piston thường được dùng trong các hệ thống máy công nghiệp có áp suất cao, lưu lượng chất lỏng luân chuyển lớn, có thể tùy chỉnh và chế độ làm việc nặng. Các ưu điểm khác của các máy bơm thủy lực này là rất bền, hoạt động hiệu quả ngay cả trong các hệ thống máy móc phức tạp. Tuy nhiên, khuyết điểm của chúng là giá thành và chi phí lắp đặt khá cao.

Các Loại Bơm Thủy Lực Hiện Nay

Có khá nhiều sản phẩm bơm thủy lực được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, nhưng xét về cách bố trí piston, ta có thể chia các loại bơm thủy lực piston thành 2 nhóm khác nhau:

  1. Bơm thủy lực piston hướng kính (hướng tâm)

Bơm piston hướng tâm có các piston chuyển động hướng về phía tâm với trục quay của router. Số lượng piston khác nhau dẫn đến lưu lượng khác nhau. Khuyết điểm của các piston hướng tâm này là kích thước lớn và cấu tạo phức tạp.

Cách thức vận hành của các bơm piston hướng tâm này có thể được mô tả đơn giản như sau: Cấu tạo lệch tâm giữa các router và vành nổi khiến khi bơm quay theo chiều kim đồng hồ, các piston quay theo router và chuyển động tịnh tiến trong các xi lanh. Khi các piston này chuyển động hướng ra khỏi tâm tại cung phía trên, thể tích xi lanh tăng, áp suất giảm, chất lỏng được hút qua trục phân phối. Đây là quá trình hút. Quá trình đẩy được thực hiện khi piston chuyển động đến cung phía dưới, lúc này vành nổi sẽ ép piston chuyển động lại về phía tâm, chất lỏng sẽ bị đẩy vào khoang và dẫn ra ngoài qua ống phân phối dầu.

  1. Bơm piston hướng trục

Bơm piston hướng trục có piston đặt song song với trục quay của bơm, truyền động bằng khớp hoặc đĩa nghiêng. Ưu điểm của bơm piston hướng trục là kích thước nhỏ gọn, hiệu suất hoạt động cao (nhỏ hơn 2 lần so với piston hướng tâm với hiệu suất hoạt động tương đương).

Cách thức vận hành của bơm piston hướng trục dựa vào các động cơ lai có số vòng quay cao, kết cấu khoang đẩy và khoang hút (có hình bán nguyệt) riêng biệt trên đĩa phân phối.

Bơm thủy lực piston hướng trục là loại bơm có hiệu suất cao nhất, không bị phụ thuộc vào tải trọng và số vòng quay mà lưu lượng lại lớn hơn so với các bơm thủy lực hướng tâm. Có 2 loại bơm thủy lực hướng trục thường dùng đó là bơm piston trục thẳng và bơm piston trục cong.

Continue reading...
Dây Chuyền Sơn Tĩnh Điện

Dây Chuyền Sơn Tĩnh Điện

Dây chuyền sơn tĩnh điện là một trong những cải tiến mang tính chất đột phá và có ảnh hưởng quan trọng đến ngành sơn công nghiệp nói riêng và ngành xây dựng Việt Nam nói chung.

Trước đây, ngành công nghiệp sơn ở nước ta chủ yếu hoạt động phụ thuộc vào nhân công và thực hiện thủ công là chính. Yếu tố này gây nhiều điểm bất ổn đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như độ ổn định của công trình xây dựng. Bên cạnh đó, chất lượng của sản phẩm sơn thủ công cũng không đẹp không sắc sảo do tay nghề của nhân công thực hiện không đồng đều.

Hiện nay, ngành sơn đã có nhiều bước phát triển nhanh, mạnh mẽ. Phương pháp làm thủ công là chủ yếu đã được thay thế bằng các loại máy móc, trang thiết bị tiên tiến. Dây chuyền sơn tĩnh điện chính là một trong những sản phẩm tiên tiến như vậy. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vài nét về dây chuyền sơn tĩnh điện và các sản phẩm sơn tĩnh điện khác.

Dây Chuyền Sơn Tĩnh Điện

Dây Chuyền Sơn Tĩnh Điện

Một dây chuyền sơn tĩnh điện được lắp đặt gồm nhiều bộ phận như buồng phun sơn các loại, tự động và thủ công, súng phun sơn, hệ thống xích tải, hệ thống nén khí và lò sấy sơn. Tùy vào yêu cầu của Khách hàng và chi tiết cần gia công sơn tĩnh điện mà chúng ta sử dụng các loại máy móc và thiết bị hợp lý tương ứng.

Hiện nay, các thiết bị sơn hiện đại có thể kể đến như, súng và máy phun sơn. Sản phẩm súng và máy phun sơn có thể vận hành tự động, năng suất cao và có thể thay thế cho khoảng 10 nhân công thực hiện thủ công. Ngoài ra còn nhiều các thiết bị sơn công nghiệp khác mà bạn có thể tìm hiểu để tìm ra loại hình sơn cần thiết cho sản phẩm của mình như:

  1. Hệ thống sơn tĩnh điện
  2. Các dây chuyền, băng tải, móc treo truyển tải
  3. Súng phun sơn, tay rô boort sơn
  4. Hệ thống xử lý làm sạch bề mặt trước sơn, hệ thống xử lý sau làm sạch như nhúng, phun hóa chất, bắn bi, phun cát.
  5. Buồng sơn bột hút bột qua filters, cyclon, buồng sơn màng nước
  6. Lò sấy sơn, lò sấy điện trở nhiệt.

Buồng Phun Sơn

Buồng phun sơn tĩnh điện hiện nay có hai loại: buồn phun sơn thủ công và buồng phun sơn tự động.

  1. Buồng phun sơn thủ công: gồm súng và tay cầm, giữ lại bột màu sơn dư và dùng lại cho lần tiếp theo. Ưu điểm của buồng phun sơn thủ công là ta có thể thực hiện ở những góc cạnh của thiết bị nhưng khuyết điểm là tốn thời gian và công sức.

Mỗi filter cover sử dụng được cho một màu sơn duy nhất.

  1. Buồng phun sơn tự động: Cách thức hoạt động tương tự như buồng phun sơn thủ công nhưng tỉ suất tái sử dụng của sơn lên tới 99%. Tốc độ hoạt động của buồng phun sơn tự động rất cao, có thể thực hiện một lượng sản phẩm lớn cùng lúc, giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh.

Ta có thể dễ dàng vệ sinh ống dẫn cyclon recover và tiếp tục sử dụng cho những màu sơn khác nhau.

Súng Phun Sơn

Cũng có 2 loại là súng phun sơn tự động và súng phun sơn thủ công (cầm tay). Trong đó, súng phun sơn thủ công sẽ tác động lên sản phẩm thông qua người thợ thực hiện còn tay sơn tự động được máy tính lập trình chuyển động dựa trên những đường có sẵn.

Hệ Thống

Một dây chuyền sơn tĩnh điện ngoài buồng phun sơn và súng phun sơn còn có hệ thống nén khí và hệ thống xích tải.

  1. Hệ thống nén khí: có chức năng hút một lượng không khí bên ngoài, đưa qua máy tách ẩm đến súng phun sơn. Các máy tách ẩm sẽ loại bỏ lượng nước trong không khí, để bế mặt sơn láng mịn, không bị nổi bong bóng.
  2. Hệ thống xích tải: Đây là một ứng dụng của hệ thống băng chuyền, cấu tạo từ xích và các thanh ray giúp vận chuyển các chi tiết máy qua những công đoạn của dây chuyền sơn tĩnh điện.

Lò Sấy Sơn

Sau khi hoàn thành các công đoạn, sấy khô sản phẩm chính là bước cuối cùng của một dây chuyền sơn tĩnh điện hoàn chỉnh. Các sản phẩm theo băng chuyền từ buồng phun sơn về đến lò sấy sơn. Các loại sản phẩm khác nhau thì lớp sơn sẽ được làm khô bằng nhiều cách khác nhau.

Các sản phẩm sơn trong nhà sẽ được làm khô ở nhiệt độ 180-190 độ C, 210 – 220 độ C đối với các sản phẩm sơn ngoài trời. Độ chênh lệch giữa giai đoạn đầu và cuối quá trình sơn vào khoảng 40 độ C, trong đó nhiệt độ ở khoảng giữa sẽ là nhiệt độ cao nhất. Quá trình sấy khô giúp bảo vệ màu sơn tốt hơn, chịu được nhiều tác động từ môi trường mà không bị phai màu, hoặc bong tróc.

Continue reading...
Gia Công Cắt Dây CNC

Gia Công Cắt Dây CNC

Gia công cắt dây CNC là một trong những phương pháp gia công kỹ thuật phục vụ cho việc gia công các vật liệu có độ cứng cao, được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp hiện nay.

Trong ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là công nghiệp sản xuất phải gia công cơ khí trên những vật liệu cứng như sắp, thép… đòi hỏi phải được thực hiện bằng các thiết bị tạo ra những lực lớn mà độ chính xác phải cao, phù hợp với đặc thù sản xuất của mỗi ngành.

Phương pháp gia công cắt dây, ở đây là gia công cắt dây tia lửa điện CNC ra đời vào cuối thập niên 1960. Đây được đánh giá là một trong những phương pháp gia công cơ khí đột phá và mang tầm ảnh hưởng lớn đến ngành gia công vật liệu. Trong những năm trở lại đây, gia công cắt dây tia lửa điện đã được cải tiến và có nhiều thay đổi vượt bậc, các sản phẩm cho ra đời có độ chính xác và khả năng hoạt động đạt hiệu quả cao.

Gia Công Cắt Dây CNC

Ra đời từ rất sớm nhưng gia công tia lửa điện (WEDM) không thu hút được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp, chủ yếu là do nó có khả năng gia công được vật liệu cứng nhưng độ chính xác lại rất thấp. Sản phẩm ra đời không đạt chi tiết, tỉ mỉ như yêu cầu. Thế nhưng, những năm gần đây, công nghệ gia công cắt dây bằng các máy gia công cắt dây tia lửa điện đã trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn trước rất nhiều.

Các máy gia công cắt dây tia lửa điện CNC hiện đại vẫn có cấu trúc tương tự các máy gia công tia lửa điện nhưng khác biệt ở chỗ điện cực của máy là một sợi dây mỏng, được cuốn liên tục và chạy theo những đường gia công đã định trước.

Từ khi kỹ thuật gia công cơ khí bằng các máy CNC được sử dụng rộng rãi, các máy gia công tia lửa điện có điện cực cắt định hình đã nhanh chóng được thay thế bằng các điện cực dạng dây kim loại. Các máy này được gọi chung là máy EDM.

Vậy nguyên lý hoạt động của các máy EDM này như thế nào?

Nguyên Lý Vận Hành Của Máy Gia Công Cắt Dây CNC

Nguyên lý vận hành của máy gia công cắt dây tia lửa điện CNC giống của máy gia công tia lửa điện. Sự khác biệt ở đây chính là phần điện cực của chúng. Các máy gia công tia lửa điện sử dụng các điện cực thỏi có hình dạng phức tạp, còn máy gia công cắt dây có điện cực là một sợi dây mảnh có đường kính khoảng 0.2 – 0.3mm.

Gia công bằng các điện cực thỏi dùng dầu làm chất điện môi thì trong các máy WEDM người ta sử dụng nước khử khoáng để làm chất điện môi.

Sợi dây mảnh này được cuốn liên tục và chạy theo một biên dạng cố định đã cho trước. Các máy gia công cắt dây này gia công được cả trên bề mặt 2D và 3D, với cả những hình dạng phức tạp.

gia công cắt dây CNC như thế nào

Các máy gia công cắt dây tia lửa điện CNC này gọi tắt là WEDM (Wire Electrical Discharge Machining), gồm một bàn máy được điều khiển CNC tạo ra những chuyển động theo phương nằm ngang (X) và phương thẳng đứng (Y). Các chuyển động này được điều khiển tạo thành một đường liên tục với độ chính xác cực kỳ cao (0.001mm). Các chuyển động này được lập trình bằng các phần mềm như CAD hoặc CAM có module cho máy cắt dây.

Dây cắt này được dẫn hướng thông qua 2 cơ cấu dẫn hướng bằng kim cương. Tùy vào đường kính của dây cắt mà đường kính trong của lỗ cơ cấu dẫn hướng có giá trị phù hợp với nó.

Sự khác biệt giữa máy gia công điện cực thỏi và máy gia công cắt dây tia lửa điện được mô tả trong bảng sau:

 

MÁY ĐIỆN CỰC THỎI

WEDM

 

CẤU TẠO

 

LÕI

Những điện cực thỏi có hình dạng phức tạp

Một sợi dây mảnh có đường kính từ 0,2 – 0,3mm

CHẤT ĐIỆN MÔI

Dầu

Nước khử khoáng

VÙNG PHÓNG ĐIỆN

Gồm mặt đầu và góc của điện cực

Gồm mặt 180 độ của dây cực khi tiến đến cắt chi tiết gia công

SỰ PHÓNG ĐIỆN

Xảy ra giữa mặt đầu điện cực với chi tiết gia công

Xảy ra giữa mặt bên dây cắt với chi tiết gia công

 

 

 

 

VẬN HÀNH

 

ĐỘ CHÍNH XÁC

Thấp

Cao

CHI TIẾT

Hình học đơn giản

Phức tạp

CÔNG NGHỆ

Đơn giản

Cao

KẾT CẤU

Đơn giản

Phức tạp

 

 

 

Các Loại Máy Gia Công Cắt Dây Tia Lửa Điện

Hiện tại, có khá nhiều loại máy gia công cắt dây tia lửa điện được sử dụng nhưng nhìn chung, chúng có thể được chia làm 2 loại (2 loại máy WEDM) chính là:

  1. Máy WEDM cơ bản (hay còn gọi là máy WEDM truyền thống):

Đây là loại máy chủ yếu dùng dây cắt, được điều khiển bằng tay. Loại máy này thường không áp dụng công nghệ cao, máy cấu tạo khá đơn giản, chỉ gia công được một số loại vật liệu kết cấu đơn giản, độ chính xác không cao.

Sản phẩm gia công trên máy WEDM truyền thống phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của công nhân thực hiện, chỉ gia công được các chi tiết dạng hình học đơn giản, không gia công được các chi tiết phức tạp như côn, bánh răng.

  1. Máy WEDM CNC (máy gia công cắt dây CNC)

Đây là loại máy điều khiển bằng chương trình số. Loại máy này thường áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, kết cấu máy phức tạp, nhiều chi tiết và có khả năng gia công trên các bề mặt có độ phức tạp cao. Sản phẩm cho ra đời chính xác đến từng chi tiết nhỏ.

máy gia công cắt dây CNC

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Cắt Dây CNC

Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn sử dụng loại máy cắt dây là máy xung điện EDM. Chi tiết lần lượt các bước như sau:

Bước 1: chuẩn bị máy

  • Bật công tắc nguồn cấp điện cho máy. Chạy thử máy không tải và theo dõi xem máy có hoạt động bình thường hay không. Quan sát và đánh giá:

    • Từ 5-10 phút.
    • Các bộ phận chuyển động hoạt động bình thường.
    • Đảm bảo nguồn điện được cấp đầy đủ và ổn định.
    • Các công tắc vận hành hoạt động tốt, không bị lờn.
    • Đường ống dung dịch gia công bình thường, van không bị tắc, lực ép ổn định, các hoạt động truyền động bình thường.
  • Phun dầu cho máy. Và nhớ thay dầu định kỳ (hàng tuần), tùy vào máy vận hành nhiều hay ít.
  • Kiểm tra trạng thái của dây điện cực xem có cần điều chỉnh hoặc thay dây hay không.

Bước 2: điều chỉnh giá dây

Bật công tắc nguồn cấp Dùng thước ê ke để chỉnh cho dây thẳng đứng và vuông góc với mặt phẳng cần thao tác.

Bước 3: kiểm tra mặt phẳng thao tác (bàn)

Kiểm tra tất cả các thao tác của bàn. Lắc bánh lái điều chỉnh bàn ngang dọc, kiểm tra bề mặt bàn.

Bước 4: cố định linh kiện (phôi)

  • Dùng kẹp để cố định phôi trên bàn thao tác.
  • Cân chỉnh sao cho đúng góc, đúng bề mặt.
  • Đảm bảo phôi phải nằm trong phạm vi hoạt động của máy.
  • Đảm bảo phôi và kẹp không được chạm vào giá dây trong quá trình thực hiện cắt.
  • Làm sạch bàn thao tác.

Bước 5: điều chỉnh bánh dẫn

Khi điều chỉnh phải đảm bảo sao cho bánh dẫn truyền động tốt. Cần phải bảo trì thường xuyên bánh dẫn, bôi trơn, thay thế mới khi cần.

Bước 6: tiến hành gia công cắt dây

  • Nhập trình tự hoạt động vào bộ điều khiển của máy.
  • Bật dẫn dây.
  • Mở bơm nước, điều chỉnh lượng nước phun sao cho phù hợp.
  • Mở xung điện, chọn tham số sao cho phù hợp với nhu cầu cần gia công: hiệu suất, độ chính xác, vật liệu…
  • Tiến hành điều khiển gia công (trong lúc gia công nhớ thường xuyên theo dõi ampe kế để đảm bảo nguồn điện ổn định).
  • Kết thúc gia công, khi dừng hoạt động của máy nhớ tắt máy bơm, tắt điện dẫn dây, đưa tọa độ về điểm cuối.
  • Tháo linh kiện, làm sạch, kiểm tra chất lượng.

***Lưu ý: trong quá trình máy đang hoạt động, có “nút dừng khẩn cấp” màu đỏ trên bảng điều khiển, nếu có sự cố đột ngột thì ấn để ngắt điện của máy ngay tức khắc.

gia công cắt dây CNC

Phần Mềm Máy Cắt Dây CNC (HL)

Phần mềm chuyên dùng cho máy cắt dây CNC là HL, những ai đã từng vận hành máy này thì không lạ gì với HL nữa.

HL có nhiều ưu điểm như:

  • Độ chính xác cao
  • Ổn định
  • An toàn trong vận hành
  • Giao diện dễ hiểu, dễ vận hành
  • Giao tiếp linh hoạt, tương thích với nhiều thiết bị khác.

Nhược điểm:

  • Phần cứng khá cồng kềnh, tốn diện tích.
  • Ngôn ngữ hạn chế
  • Giá cao

Các chức năng:

  • Điều khiển hoạt động của máy và lập trình.
  • Hiện thị tiến trình gia công.
  • Gia công bắt chước.
  • Bảo vệ máy khi mất điện đột ngột.
  • Căn chỉnh vector.
  • Lưu trữ bản vẽ.
  • Thay đổi tọa độ.
  • Gia công tuần hoàn.
  • Các chức năng phụ khác…
Continue reading...
Tủ Điện Công Nghiệp

Tủ Điện Công Nghiệp

Tủ điện công nghiệp là một trong những thiết bị điện quan trọng, được sản xuất theo công nghệ cao và không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện năng.

Tủ điện công nghiệp là một sản phẩm của ngành chế tạo máy nhằm phục vụ nhiều mục đích trong những ngày sản xuât yêu cầu sự tham gia của các thiết bị điện năng.

Tủ điện công nghiệp thường không được sử dụng tại hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể mà thường xuất hiện trong những nhà máy, công xưởng yêu cầu chuyển tải một lượng điện năng lớn.

Tủ Điện Công Nghiệp

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài sản phẩm tủ điện công nghiệp phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm, khả năng vận hành và một số tiêu chuẩn áp dụng cho các loại tủ điện công nghiệp.Các sản phẩm tủ điện công nghiệp thông dụng hiện nay có thể được kể đến một số loại như:

Tủ Phân Phối Hạ Thế

Tủ điện công nghiệp phân phối hạ thế hiện nay có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng hầu như tất cả đều được thiết kế nhỏ gọn, theo kiểu module, các ứng dụng của tủ được thiết kế đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong các công trình xây dựng.

Tủ phân phối hạ thế buộc phải đáp ứng được các thông số và yêu cầu về cơ và điện. Khung tủ điện công nghiệp thường được thiết kế từ thép tấm, được sơn tĩnh điện ở bên ngoài, độ dày của vỏ tủ điện từ khoảng 2mm-3mm.

Vỏ tủ điện có cấp bảo vệ IP 43 – IP 55, mức điện áp định mức của tủ điện công nghiệp khoảng 0.4kA – 50Hz, dòng tải định mức từ 100A đến 6300A.

Tủ điện Công Nghiệp Trung Thể – Hệ Thống Điện Trung Thể

Các tủ điện trung thể được lắp ráp và sử dụng tại Việt Nam thường được nhập khẩu từ các hãng thiết bị công nghiệp có tên tuổi trên thế giới như ABB, Siemens, Schneider Electric…

Mức điện áp định mức của dòng tủ này vào khoảng 7.2, 12, 24, 36 kV. Ngoài mức điện áp, tủ điện trung thể có hai dòng chính: dòng định mức với các dòng từ 200 đến 2500A, dòng ngắn mạch từ khoảng 20 đến 40kA. Tiêu chuẩn mà các tủ điện công nghiệp trung thể này phải đáp ứng khi sản xuất là IEC 60649, IEC 62271, IEC 60265 – 1, IEC 60255

Tủ Điện Công Nghiệp ATS – Tủ Điện Chuyển Nguồn Tự Động

Như tên gọi tủ điện chuyển nguồn tự động, các tủ điện công nghiệp ATS có khả năng tự động chuyển đổi giữa nguồn chính và nguồn dự phòng (giữa nguồn điện lưới và máy phát). Với tủ ATS này, khi có bất kỳ sự cố về điện xảy ra như mất pha, thấp áp, quá áp…) tủ điện ATS sẽ hoạt động tự động chuyển nguồn qua lại. Thời gian chuyển nguồn nhanh chóng trong tầm 10 giây đến 30 giây.

Tủ điện công nghiệp ATS ngoài khả năng chuyển nguồn tự động, gửi tín hiệu đến máy phát tự động khi mất điện lưới, mất pha và khi có điện lại, tủ ATS còn có khả năng xác minh độ ổn định của nguồn điện (trong khoảng 30 giây) trước khi chuyển phụ tải.

Tủ điện công nghiệp ATS có thể điều chỉnh bằng tay (manual) hay vận hành tự động (automatics), có khả năng tự điều chỉnh thời gian chuyển mạch, hệ thống đèn và các chức năng khác như tự khởi động máy phát điện theo thời gian căn chỉnh sẵn.

 

Tủ Điện Công Nghiệp Điều Khiển Chiếu Sáng

Có khả năng khởi động hệ thống đèn, chế độ tiết kiệm điện năng (saving mode), chế độ tắt ½, 1/3, 2/3 hay toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Với trường hợp quá dòng, tủ điện điều khiển chiếu sáng có khả năng sử dụng các bộ đóng cắt thời gian (timer), ngăn quá dòng bằng các Aptomat hoặc cầu chì trước khi ra đèn.

Được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC – 60439 – 1 thường được dùng cho hệ thống chiếu sáng đường phố, công viên và các khu vực công cộng yêu cầu ánh sáng với cường độ mạnh như văn phòng, siêu thị, cao ốc…

 

Các Loại Tủ Điện Công Nghiệp Khác

Ngoài các kiểu tủ điện công nghiệp được mô tả ở phía trên, trong sản xuất và đời sống còn sử dụng nhiều loại tủ điện công nghiệp khác như:

  1. Tủ điện công nghiệp tụ bù (bù công suất phản kháng)
  2. Tủ điện điều khiển động cơ
Continue reading...
 
X