Contents
Máy phay CNC là một thiết bị gia công cơ khí thông dụng và dễ dàng bắt gặp ở gần như mọi công xưởng, từ những công xưởng có quy mô nhỏ và vừa cho đến các công xưởng sản xuất với công suất và sản lượng lớn.
Hôm nay, chúng ta không đi sâu vào cấu tạo, đặc điểm và các thông số kỹ thuật của máy phay CNC mà sé tập trung tìm hiểu những ưu điểm, khuyết điểm của máy phay CNC và những loại máy phay CNC thông dụng hiện nay nhé.
Máy phay CNC có khả năng thực hiện cắt gọt rất nhiều kiểu chi tiết máy khác nhau. Các lệnh thông qua ngôn ngữ lập trình được mã hóa để máy hiểu và điều khiển hoạt động của chúng.
Dao cắt của máy có khả năng di chuyển theo nhiều đường: thẳng, ngang, dọc, biên dạng tròn và di chuyển lên – xuống được ngay cả trong không gian 3D. Các máy nhiều trục có biên dạng gia công rất đa dạng, chúng thực hiện được cả những chi tiết máy dạng undercut.
Chức năng chủ yếu của các máy phay CNC là phay, khoan, taro, doa….với độ tỉ mỉ và chính xác lên đến 0.01mm. Ngoài ra, các máy phay CNC còn được dùng để đo khoảng cách với độ chính xác cao.
Các máy phay CNC còn có thể linh hoạt thay đổi dao một cách tự động, giúp quá trình gia công các chi tiết có hình dáng khác nhau có thể hoạt động liên tục, đảm bảo chính xác mà thời gian lại ngắn hơn rất nhiều so với các máy phay cơ.
Máy phay CNC có khả năng thực hiện cắt gọt rất nhiều chi tiết, tuy nhiên, trên bề mặt chi tiết thường để lại dấu dao cắt. Do đó, đối với những sản phẩm yêu cầu độ bóng, các chi tiết phải được làm nguội lại và tiến hành đánh bóng thêm một lần nữa. Ngoài ra, các chi tiết yêu cầu phải có độ nhám, ta tiến hành bắn nhám lại bề mặt chi tiết bằng máy bắn điện hoặc dùng các máy móc khác để tạo ra bề mặt mà sản phẩm yêu cầu.
Máy khó có thể gia công được các vật liệu, hợp kim đặc biệt với độ cứng quá cao (ví dụ như HRC 61 trở lên). Khi gia công vật liệu quá cứng, dao dễ gãy, mẻ….
Dao phay có biên dạng tròn do đó khi gia công các sản phẩm không cho phép có cung R ở góc ta phải thực hiện thêm các phương pháp khác như cắt dây, bắn điện…Độ chính xác của máy không cao khi gia công các linh kiệm có dung sai nhỏ từ 0.002 trở xuống.
Đối với những chi tiết mảnh, khi gia công cần phải gá kẹp cẩn thận để tránh bị biến dạng sản phẩm do lực tác động giữa dao cắt và bề mặt chi tiết khi gia công là rất lớn. Đối với những chi tiết có dạng những hốc sâu, nên chia linh kiện thành nhiều tầng trước khi tiến hành gia công bằng máy phay CNC.
Hiện nay có nhiều kiểu mẫu của máy phay CNC được sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia các dòng máy CNC này ra làm 2 loại chính: đó là máy phay CNC đứng và máy phay CNC ngang. Cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại máy phay CNC này nhé.