Contents
Quá trình sản xuất cơ khí là quá trình chúng ta tác động trực tiếp lên nguyên vật liệu gia công (hay còn gọi là nguyên liệu ban đầu hay phôi) bằng những công cụ, dụng cụ cơ khí nhằm thay đổi phôi ban đầu thành một chi tiết máy có đầy đủ kích thước, hình dạng và chất liệu theo yêu cầu.
Quá trình sản xuất này thường bao gồm nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn lại có những đòi hỏi khác biệt với nhau nhằm đạt mục đích cuối cùng là biến đổi vật chất thành sản phẩm hữu hình. Bản vẽ kỹ thuật, hay còn gọi là bản vẽ gia công cơ khí (từ ngữ chuyên dùng trong ngành cơ khí chế tạo máy) là sản phẩm của công đoạn tính toán và thiết kế sản phẩm
Như đã trình bày ở phía trên, để chế tạo ra một chi tiết máy móc, hoặc một thành phẩm cơ khí hoàn chỉnh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều quá trình công nghệ khác nhau. Bản vẽ gia công cơ khí chính là sản phẩm của quá trình tính toán và thiết kế trước khi bắt tay vào tổ chức sản xuất ra chi tiết đo.
Bản vẽ gia công cơ khí là kết quả của quá trình tìm hiểu, phác thảo, tính toán để thiết kế ra một sản phẩm. Người nhân công phụ trách công tác thiết kế bản vẽ gia công cơ khí bắt buộc phải tích lũy từ trước nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về cơ khí và áp dụng những công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để tạo ra những sản phẩm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dùng qua đó góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Một bản vẽ thiết kế phải thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước, vật liệu tạo thành sản phẩm, độ sai số cho phép (dung sai) và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho sản phẩm đó. Một bản vẽ gia công cơ khí chuẩn là khi nhìn vào nó, người ta sẽ hình dung ra được cấu tạo, chức năng và cách thức vận hành của chi tiết, loại máy móc đó.
Một bản vẽ gia công cơ khí có thể được biểu diễn bằng nhiều cách thức khác nhau. Nó có thể được biểu diễn dưới các dạng như:
Một bản vẽ gia công cơ khí đạt yêu cầu buộc phải đáp ứng một số những tiêu chuẩn cho trước. Bản vẽ gia công cơ khí phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về các qui định, qui phạm và các chỉ tiêu của vẽ kỹ thuật như: khổ giấy vẽ, dụng cụ vẽ, các tỷ lệ và ký hiệu để mô tả chi tiết, nét vẽ, kích thước các nét vẽ và vẽ các nét như thế nào, chữ viết để thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật và cách trình bày kích thước của chi tiết ra sao….
Ngoài những tiêu chuẩn trên, bản vẽ gia công cơ khí (chuyên dùng trong công tác gia công chế tạo cơ khí…) phải thể hiện đầy đủ các ký hiệu về kích thước của chi tiết, độ bóng, hoặc độ nhám bề mặt của chi tiết hoặc những yêu cầu kỹ thuật đặc thù khác…