Kỹ Thuật  Gia Công Cơ Khí

Kỹ Thuật  Gia Công Cơ Khí

Gia công cơ khí nói riêng và hoạt động của ngành công nghệ cơ khí, chế tạo máy nói chung gần đây có rất nhiều bước tiến mạnh mẽ do được hỗ trợ bởi các công cụ tối tân và các kỹ thuật gia công cơ khí tinh vi nhất.

Kỹ Thuật  Gia Công Cơ Khí

Ngoài những phương pháp gia công cơ khí cơ bản, hiện nay ngành cơ khí chế tạo máy dần xuất hiện những kỹ thuật gia công cơ khí mới, hiện đại và hiệu quả hơn nhiều so với những phương pháp cố điển. Ưu điểm của công nghệ mới chính là gia tăng lượng sản phẩm sản xuất ra, rút ngắn thời gian thực hiện và tối ưu hóa lượng nhân công sử dụng.

Những nhân công hiện nay không yêu cầu trình độ tay nghề cao như trước mà đòi hỏi họ cần phải biết vận hành và điều khiển các loại công cụ hỗ trợ (như các máy phay, tiện, cắt dây CNC…) để chúng hoạt động một cách trơn tru. Ngoài những ưu điểm kể trên các kỹ thuật gia công cơ khí mới cho ra đời các loại sản phẩm có độ chính xác rất cao, biên dạng sản phẩm gia công được rất rộng mở và có thể thực hiện được ngay cả những chi tiết phức tạp nhất.

Kỹ Thuật Gia Công Cơ Khí

Bạn thường nghe nói đến các phương pháp gia công cơ khí như tiện, phay, khoan, doa…khi đề cập đến các kỹ thuật trong chế tạo cơ khí. Thế nhưng liệu bạn đã biết chúng thuộc 2 kỹ thuật gia công cơ bản là gia công không phôi và gia công cắt gọt? Sản phẩm của từng phương pháp kỹ thuật này ra sao? Các sản phẩm nào chỉ cần gia công không phôi và các sản phẩm nào yêu cầu gia công cắt gọt? Và ngoài hai phương pháp trên còn phương pháp gia công hiện đại nào không?

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu tổng quát chung những kỹ thuật ứng dụng trong ngành gia công cơ khí, cách phân loại các kỹ thuật này như thế nào và chúng phục vụ cho các quá trình gia công sản phẩm ra sao nhé

Các Phương Pháp Gia Công Cơ Khí

Hiện nay, để cho ra đời một sản phẩm (chi tiết máy, thiết bị, khuôn mẫu hoặc các loại sản phẩm khác) người ta có nhiều công đoạn và nhiều máy móc để hỗ trợ rất hiệu quả. Kỹ thuật gia công cơ khí hiện nay gồm có 2 phương pháp cơ bản: phương pháp gia công không phôi và các phương pháp gia công cắt gọt.

  1. Gia công không phôi: chủ yếu gồm các phương pháp như đúc, rèn, dập nóng, dập nguội, cán, ép…Sản phẩm của phương pháp này thường gọi là các khơi phẩm, đặc điểm của chúng là chỉ mới được tạo hình sơ bộ, còn thô và độ nhẵn không cao.
  2. Gia công cắt gọt (hay còn gọi là gia công có phôi): gồm các phương pháp như tiện, phay, bào, doa, khoan…Sản phẩm của kỹ thuật gia công này đã đạt hình dáng và kích thước yêu cầu của chi tiết, có độ nhẵn và độ chính xác khá cao. Đây là một quá trình công nghệ rất quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo máy.

Bên cạnh 2 kỹ thuật gia công cơ khí nói trên còn nhiều phương pháp gia công cơ khí rất mới, rất hiện đại như gia công tia lửa điện, gia công bằng tia laser hay gia công bằng sóng siêu âm chưa có phạm vi sử dụng rộng rãi do những hạn chế về mặt kỹ thuật hoặc do giá thành máy móc quá cao, chưa được ứng dụng rộng rãi ở mọi công xưởng sản xuất.

Các Hình Thức Gia Công Cơ Khí Thường Gặp

Các hình thức gia công cơ khí được phân loại bằng cách xác định khối lượng kim loại bị cắt khỏi vật liệu thô ban đầu là nhiều hay ít. Số lượng kim loại này bị cắt khỏi chi tiết gia công theo từng lát cắt của các máy công cụ (thường là các máy CNC). Một chi tiết nữa để xác định các hình thức gia công cơ khí chính là độ nhẵn của bề mặt chi tiết sau gia công.

Hiện nay các hình thức chính của kỹ thuật gia công cơ khí cơ thể kể đến như:

  1. Gia công thô: Phương pháp gia công này giúp chi tiết được cắt gọt đi một lượng lớn dư gia công trên phôi để đạt được dạng hình học cơ bản ban đầu mà sản phẩm yếu cầu. Cũng có nhiều chi tiết chỉ yêu cầu gia công thô là đủ vì sản phẩm ra đời không đòi hỏi phải có độ nhẵn và độ chính xác cao.

Một số trường hợp còn đòi hỏi chúng ta phải thực hiện bước phá gia công ban đầu trước khi tiến hành gia công thô. Những trường hợp này chủ yếu do vật liệu có lượng dư gia công quá nhiều.

Tuy gọi là gia công thô nhưng sản phẩm cũng phải đạt một độ chính xác và độ nhẵn quy định

  1. Gia công tinh: Đây thường là công đoạn 2 sau khi sản phẩm đã được gia công thô ở bước 1. Lượng dư gia công bị lấy đi tương đối mỏng. Do đó, dụng cụ cắt sử dụng trong quá trình gia công tinh được bảo vệ tương đối an toàn. Độ chính xác và độ nhẵn của sản phẩm sau khi được gia công tinh cũng cao hơn so với gia công thô.
  2. Gia công láng: Đối với những chi tiết yêu cầu phải có độ chính xác và độ nhẵn cao sau khi cắt gọt, ta có thêm bước gia công láng. Sản phẩm sau gia công láng bị lấy bị một lớp dư gia công rất mỏng. Độ chính xác và độ nhẵn bề mặt của sản phẩm sau gia công láng là cao nhất.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, chi tiết gia công yêu cầu khắt khe, ta còn có thêm công đoạn gia công siêu tinh.

Published by

 
X