LÀM XƯỞNG CƠ KHÍ, MÔ HÌNH NHÀ XƯỞNG CƠ KHÍ

LÀM XƯỞNG CƠ KHÍ, MÔ HÌNH NHÀ XƯỞNG CƠ KHÍ

Để làm xưởng cơ khí trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu và làm rõ mô hình nhà xưởng cơ khí.

mô hình xưởng cơ khí nhỏ

Để mở 1 xưởng cơ khí chúng ta cần phải quan tâm đến những yếu tố như sau:

  • Mặt bằng: phải đủ rộng, nên hoạch định trước số lượng máy móc và nhân công, nên có sân phía trước, đường xe tải (xe cẩu) tiện bốc dỡ máy móc, hàng hóa, sắt thép…
  • Vị trí: tùy vào mục đích, mặt hàng mà xưởng mình chuyên gia công mà chọn vị trí phù hợp. Nhưng nhìn chung thì nên chọn ở ngoại ô, để không gây ảnh hưởng đến cư dân ở xung quanh. Không quá xa: nguồn nguyên liệu (sắt, thép…), tiện giao nhận hàng hóa, máy móc, tiện cho Khách hàng đến tham quan xưởng.
  • Điện 3 pha: cần thiết phải có điện 3 pha, ta nên làm việc với bên điện lực để được cung cấp.
  • Môi trường: nên tính toán trước việc xả thải, xử lý chất thải để sau này đỡ gặp phiền phức.
  • Máy móc: trước tiên là những loại máy móc cơ bản, sau đó đầu tư nâng cấp thêm các loại máy hiện đại hơn, thực hiện được nhiều loại hình gia công hơn.
  • Xây dựng nhà xưởng: nhà tôn hoặc nhà thép tiền chế, tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mình. Có thể kết hợp thêm chỗ ở cho mình và cho nhân công.
  • Xây dựng đội ngũ (nhân lực): đội ngũ cốt cán (kỹ thuật, chuyên môn), đội ngũ thợ gia công (được đào tạo).
  • Quản lý: tự mình quản lý hoặc có thể thuê người để quản lý.

Mô hình Xưởng cơ khí nhỏ

Với mô hình 1 xưởng cơ khí nhỏ, dành cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng ít vốn. Chúng ta nên phân làm 2 loại sau:

  • Xưởng cơ khí CNC (cơ khí chính xác)
  • Xưởng cơ khí thông thường

Các bạn có thể chọn 1 trong 2 trước, rồi sau này có điều kiện rồi hẳn mở thêm cái còn lại cho đầy đủ.

Tôi khuyên các bạn chọn 1 trong 2 vì có nhiều lợi điểm về việc đầu tư ban đầu:

  • Ít máy móc (tối thiểu cần có), những máy cần thiết ban đầu (từ 2-5 máy) như: máy tiện, máy phay, máy khoan, máy hàn…
  • Ít máy móc dẫn đến sẽ có lợi cho việc thuê mặt bằng. Mặt bằng nhỏ ít chi phí hơn, có thể tận dụng luôn để ở và trông coi, quản lý xưởng.
  • Có thể tự mình làm, hoặc rủ thêm bạn, hay thuê 1-2 người làm. Tối ưu chi phí nhân lực.
  • Ít người cũng dễ quản lý hơn.
  • Nếu làm tốt thì ta có thể nâng cấp lên từ từ từng thứ 1 về sau.

Mở xưởng cơ khí cần bao nhiêu tiền?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì vốn tối thiểu hiện nay (2022) để mở 1 xưởng cơ khí tối giản là khoảng 300 triệu.

Trong đó 100tr dùng để đầu tư mua máy móc, nên tìm mua máy cũ để tiết kiệm.

70tr dùng để thuê mặt bằng nhỏ trong 6 tháng và xây dựng xưởng tối giản thôi.

30tr dùng cho việc Marketing để có đơn hàng làm.

Còn lại 100tr là khoản dự phòng để:

  • Thuê người làm phụ khi cần thiết.
  • Cho những chi phí phát sinh.

Kinh nghiệm mở Xưởng cơ khí

Theo kinh nghiệm hơn 20 năm của chúng tôi. Để mở 1 xưởng cơ khí thành công, chúng ta cần phải:

  • Tính toán tài chính, chi tiêu chặt chẽ.
  • Nên có sẵn mối gia công trước khi mở xưởng (thường thì qua mối quan hệ).
  • Siêng năng, chăm chỉ, chịu khó.
  • Tỉ mĩ, cẩn thận, chỉn chu.
  • Biết cách làm Marketing để kiếm đơn hàng.

Mở xưởng cơ khí CNC

Mở xưởng cơ khí CNC có thể là 1 hướng đi khác cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong ngành cơ khí.

Vì làm cơ khí CNC đòi hỏi sự sáng tạo nhiều hơn, và nghiên cứu nhiều hơn. Và đó cũng là 1 cơ hội và lợi thế cho những bạn Kỹ sư trẻ.

Các bạn có thể thỏa sức để sáng tạo, để mày mò, nghiên cứu. Có thể tìm ra những phương thức mới, hoặc chế tạo ra những loại máy móc mới.

Mở xưởng cơ khí tại nhà

Xưởng cơ khí tại gia là 1 lợi thế, bởi vì chúng ta không phải tốn tiền thuê mặt bằng và xây dựng nhà xưởng.

Nếu nhà bạn ở trong khu đông dân cư thì chúng ta nên thực hiện cách âm cho tốt, và giờ giấc đảm bảo để không làm ảnh hưởng người xung quanh.

Nếu nhà diện tích nhỏ thì nên chọn đặt những máy móc thật sự cần thiết thôi.

Nhà trong khu vực đông dân cư cũng có lợi thế, chúng ta có thể làm cơ khí với mục đích phục vụ nhu cầu của bà con xung quanh khu đó.

mở xưởng cơ khí tại nhà

Hợp tác mở xưởng cơ khí

Lợi điểm của việc hợp tác mở xưởng cơ khí là sẽ làm giảm được áp lực cho các bạn về:

  • Vốn (nhiều người góp vốn)
  • Nhân lực (nhiều người làm chung)
  • Hỗ trợ qua lại cho nhau

Mô hình hợp tác làm xưởng cơ khí này cũng khá là hay nếu chúng ta làm đúng.

Có nhiều cách hợp tác như:

  • Làm chung: góp vốn chung, cùng làm chung.
  • Làm riêng nhưng thuê cùng 1 xưởng, chia tiền mặt bằng.

Anh em chúng tôi cũng đã từng làm theo các cách thức này rất nhiều lần:

  • Thuê xưởng chung, mỗi người tự bỏ tiền ra mua máy, máy của ai người đó làm. Rồi hỗ trợ qua lại cho nhau.
  • Góp vốn làm chung cũng có.
  • Rồi có lúc lại tách nhau ra làm riêng, 2 – 3 xưởng khác.
  • Rồi có lúc lại tái hợp, hợp tác lại với nhau.

Máy móc xưởng cơ khí

Máy móc cơ khí thì rất là đa dạng. Để đầu tư đầy đủ và hiện đại thì rất tốn kém.

Chúng ta nên đầu tư những loại máy móc cơ bản trước, phù hợp với điều kiện của mỗi người như:

  • Chuyên để gia công loại mặt hàng nào đó (tùy vào đơn hàng mà mình chuyên gia công).
  • Kỹ năng chuyên môn, lành nghề của mỗi người với loại máy (tùy vào điểm mạnh của mình).

Bạn có thể tham khảo thêm về các loại máy móc cơ khí tại đây.

Kiếm tiền từ nghề cơ khí

Đừng nên nghĩ đến chuyện làm giàu trước tiên, mà hãy nghĩ tới những điều như thế này:

  • Phục vụ khách hàng cho tốt
  • Lấy công làm lời
  • Có hàng làm đều đặn

Rồi tiền bạc sẽ dần dần tự đến với bạn thôi.

Chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống!

Published by

 
X